Đầu tư Phát triển bền vững
Diễn đàn Mekong startup lần I-2022: Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp thành công vùng ĐBSCL
Huy Tự - 20/12/2022 21:50
Chiều 20/12, Diễn đàn Mekong startup lần I-2022 tại Đồng Tháp chính thức khai mạc phiên toàn thể của Diễn đàn với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”.
TIN LIÊN QUAN

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, với sứ mệnh là trụ đỡ nền kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng, tạo ấn tượng đẹp trên trường quốc tế, từ quốc gia chủ yếu nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm, trở thành nước xuất khẩu nông sản top đầu thế giới, các mặt hàng nông sản có mặt tại hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm nay, xuất khẩu nông sản dự kiến chạm mốc 50 tỷ USD, cho thấy lúa gạo, thủy hải sản và trái cây là lợi thế và là nguồn lực hiệu quả của quốc gia….

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nam, ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế của cả nước, có nhiều tiềm năng. Nơi đây đóng góp 50% sản lượng lúa, 95% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% sản lượng cá xuất khẩu và gần 70% sản lượng trái cây của cả nước… Dù đạt nhiều thành tựu quan trọng, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, tính liên kết chưa cao, chưa chú trọng công nghệ lẫn đổi mới sáng tạo.

Ở Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về hệ thống lương thực, thực phẩm, Việt Nam cũng đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất, cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. Do đó, yếu tố xanh hơn, phát thải thấp, giá trị cao, ứng dụng sinh thái tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn 2021-2030, hướng phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, với xu thế phát triển của thế giới và do vậy, ngành nông nghiệp Viết Nam cũng rất cần chính sách và cơ chế đầu tư phù hợp với đặc thù ngành lẫn địa phương để phát triển hiệu quả bền vững.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, nhà quản lý và các startup bày tỏ cùng đồng hành với ý tưởng, xu hướng phát triển của Việt Nam và thế giới, đồng thời đưa ra những suy nghĩ, chính kiến và đóng góp các giải pháp thiết thực vào mục tiêu phát triển của Việt Nam và thế giới.

Chia sẻ tại Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa, đại diện cho các tỉnh vùng ĐBSCL nệu bật ý nghĩa và những mục tiêu đạt được tại Diễn đàn tổ chức lần đầu tại Đồng Tháp, đó là vùng ĐBSCL quyết tâm thể hiện trách nhiệm đột phá khởi nghiệp, mạnh dạn đề xuất với Chính phủ về đối thoại, hợp tác công tư và cùng đồng hành với doanh nghiệp, startup trong và ngoài nước giải quyết hiệu quả bài toán vừa phát triển nông nghiệp hiệu quả chất lượng, vừa đảm bảo môi trường, giảm phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng bền vững.

Theo Chủ tịch Phạm Thiện Nghĩa, Diễn đàn đã đạt được 05 mục tiêu lớn: nâng cao nhận thức của xã hội, ngành và các tỉnh trong vùng về phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, về kinh tế tuần hoàn giảm phát thải. Bước đầu Diễn đàn kết nối hiệu quả công tư phù hợp với Quy hoạch phát triển ĐBSCL đến năm 2030 tầm nhìn 2050, chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất xanh - sạch - chất lượng, tạo bước đột phá nông nghiệp của vùng ĐBSCL. Thông qua Diễn đàn đã quảng bá nhiều sản phẩm sáng tạo khác biệt của các startup, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hình ảnh năng động của vùng ĐBSCL, tạo dựng nền tảng cho doanh nghiệp và cộng đồng mạnh dạn đổi mới công nghệ, khuyến kho1ic các mô hình sáng tạo. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp hỗ trợ của cộng đồng xã hội và các tổ chức quốc tế cùng chúng tay góp sức cho hành trình khởi nghiệp của vùng ĐBSCL.

Phát biểu kết luận Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, tuy lần đầu đăng cai chức một sự kiện lớn của vùng, nhưng tỉnh Đồng Tháp đã chứng minh cách làm đổi mới sáng tạo, nói lên quyết tâm không chỉ của Đồng Tháp mà của vùng về tinh thần quyết tâm khởi nghiệp thành công, tạo bước đột phá cho vùng và cả nước.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, 10 mặt hàng nông nghiệp thuộc top 10 của thế giới có 03 mặt hàng của vùng ĐBSCL là: tôm, gạo và cá tra ghi nhận những đóng góp của vùng vào nguồn lực tăng trưởng của cả nước, Do vậy, với quyết tâm thoát bẫy thu nhập trung bình vươn lên hội nhập phát triển cùng thế giới, tăng trưởng hàng năm của Việt Nam bình quân 7%, thì các tỉnh trong vùng không gì khác hơn cần khơi dậy khát vọng của cả nước, của cộng đồng doanh nghiệp, các startup khởi nghiệp và quyết tâm đổi mới sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, sáng tạo và khác biệt, để sản phẩm vươn ra thị trường trong và ngoài nước hiệu quả, chất lượng và bền vững hơn, quyết tâm từ bỏ lối sản xuất chú trọng chạy theo số lượng, chất lượng thấp và tổn hại môi trường sang sản xuất xanh, chất lượng, ít tổn hại môi trường, kinh tế tuần hoàn phát thải thấp, điều quan trọng đầu tiên của khởi nghiệp không phải là nguồn vốn, tài chính mà chính là chính quyền, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp cổ vũ tinh thần khởi nghiệp và đồng hành hỗ trợ startup khởi nghiệp.

Để thành công, ngoài cơ chế chính sách của Chính phủ và bộ ngành về phát triển nông nghiệp, Phó thủ tướng mong muốn qua Diễn đàn, các tỉnh trong vùng luôn duy trì và phát huy mạnh mẽ hơn tinh thần khởi nghiệp, quốc gia khởi nghiệp lan toả hiệu quả trong xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các startup tham gia khởi nghiệp, cùng chung tay vì mục tiêu một nền nông nghiệp hiện đại - thông minh và bền vững, phát thải thấp, từng bước biến thông điệp của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 thành hiện thực, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL Ký cam kết giảm phát thải vùng ĐBSCL

Tại Diễn đàn, lãnh đạo chính quyền 13 tỉnh ĐBSCL ký cam kết giảm phát thải vùng ĐBSCL theo tinh thần thông điệp COP26 của Chính phủ. 

Tin liên quan
Tin khác