Theo ông Samir Dixit, các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp Việt Nam có giá trị lớn, nhưng lại bán được với giá thấp. Bởi doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận biết hết được giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu tài năng, những quản lý cấp cao để hiểu về thương hiệu trong chính doanh nghiệp của họ.
Giám đốc điều hành Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, thương hiệu là yếu tố chiến lược nhất nhưng lại thường không được đế ý trong các thương vụ M&A.
Giá trị của thương hiệu rất quan trọng, không hiểu được không thể thành công trong thời kỳ hậu M&A. Bởi đó chính là tài sản cùng với các tài sản khác của doanh nghiệp.
"Vấn đề không phải chỉ là thương hiệu không mà chúng ta phải nhìn nhận về các vấn đề hữu hình khác bên cạnh tài sản vô hình là thương hiệu", ông Samir Dixit nói.
Theo khảo sát, 52% các công ty thường nghĩ đến giá trị hữu hình mà quên đi giá trị vô hình. Cụ thể, các cong ty tại Singapore, tỷ lệ này 38%, Malaysia dưới 50%, Việt Nam chỉ 4,8% tức các bạn vẫn chưa hiểu vấn dề thương hiệu như thế nào để có được giá cao khi định giá.
"Trong 5 năm qua, thị trường Việt Nam có giá trị giao dịch thấp nhất khu vực châu Á, chỉ 4,2%. Đây là vấn đề lớn, trong khi Việt Nam có GDP tăng trưởng cao nhất khu vực, nhưng giá trị giao dịch lại thấp nhất, chủ yếu do chưa hiểu hết giá trị thương hiệu. Đó cũng là lý do vì sao các bạn là mục tiêu cho nhiều thương vụ mua lại vì thương hiệu tốt, giá rẻ", Samir Dixit nói thêm và cho rằng, khi sáp nhập một thương hiệu phải có sự đầu tư cho thương hiệu đó thì mới có thể kỳ vọng tốt lên và tồn tại được.
Mặt khác, nhà đầu tư cũng phải tính toán, cân nhắc giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đó một có liên quan đến cả khách hàng và vấn đề kinh tế, hiệu quả mang lại trong thời kỳ hậu M&A.