Chuyển động thị trường
Hàng tỷ USD kiều hối sẽ đổ vào bất động sản?
- 13/01/2015 10:08
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Giải bài toán niềm tin trên thị trường địa ốc
Chuyển tiền ngầm chiếm thị phần khủng
25% kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức
Bất ngờ người Việt dùng 30% kiều hối chỉ để "tiêu vặt"
Mùa kiều hối: Chuyển tiền ngầm âm thầm hoạt động
Kiều hối chảy mạnh về Việt Nam
Kiều hối năm 2014 dự báo tăng 20%

Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ước kiều hối năm 2014 đạt 12,1 tỷ USD và dự kiến dòng tiền này chảy vào bất động sản sẽ chiếm 22,1%.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối tăng đều qua các năm và có sự dịch chuyển qua lại giữa các kênh đầu tư. Năm 2014, lượng kiều hối đổ về trên địa bàn TP.HCM chủ yếu chảy vào sản xuất, kinh doanh với 71,4% (năm 2013 là 70,2%); bất động sản (BĐS) khoảng 22,1% (năm 2013 là 20%); còn lại là hỗ trợ sinh hoạt của gia đình.

Có tới hơn 20% lượng kiều hối được đầu tư vào kênh bất động sản

Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ địa ốc Đất Xanh miền Bắc cho biết, theo thông lệ, vào cuối năm, tình hình tài chính của các khách hàng sẽ có sáng sủa, khả quan hơn, nên các DN địa ốc coi đây là cơ hội bán hàng tốt nhất trong năm.

“Cuối năm luôn là thời điểm để khách hàng đưa ra quyết định mua sắm. Hơn nữa, thời điểm này cũng là lúc lượng kiều hối đổ về khá mạnh, kích thích các hoạt động đầu tư, đặc biệt BĐS là kênh luôn được yêu thích và mang tính ổn định về dài hạn”, ông Quyết nói.

Đặc biệt, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2015 đã nới lỏng các điều kiện cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Đây cũng chính là một yếu tố đặc biệt thuận lợi cho những Việt Kiều sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

"Tôi cho rằng với chính sách cởi mở cho phép người nước ngoài mua nhà, nếu các điều kiện thủ tục đi theo đó thông thoáng thì chắc chắn lượng kiều hối chuyển về vào BĐS sẽ gia tăng", ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank.

Trong những năm gần đây, bất động sản vẫn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn của kiều hối. Đỉnh điểm là năm 2011, lượng kiều hối vào bất động sản là  4,7 tỷ USD, chiếm 52% tổng doanh số kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2011.

Theo nhận xét của ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty kiều hối Ngân hàng Đông Á, năm 2015, kiều hối sẽ tiếp tục tăng trưởng từ nguồn xuất khẩu lao động chuyển về. Hai kênh BĐS và TTCK vẫn là lựa chọn đầu tiên của những người nắm giữ kiều hối muốn đầu tư sinh lời, bởi hai kênh này đang dần lấy lại đà tăng trưởng và có ưu thế hơn. Tuy nhiên, với BĐS thì cần có lượng kiều hối lớn, thời gian dài nên chỉ thích hợp với người đầu tư dài hạn.

Tin liên quan
Tin khác