Y tế - Sức khỏe
Khuyến cáo biện pháp đảm bảo dinh dưỡng thai kỳ
D.Ngân - 23/07/2023 09:53
Mang thai và sinh con là cả một hành trình thiêng liêng, hạnh phúc, nhưng cũng không kém phần gian nan, vất vả mà bất kỳ người mẹ nào cũng phải trải qua.

Một trong những khó khăn đầu tiên các mẹ phải đối mặt ngay trong giai đoạn đầu của thai kỳ đó là ốm nghén. Ốm nghén là một tình trạng phổ biến, cứ 10 mẹ mang thai thì có đến 8 mẹ gặp các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi.

Bà Trần Thị Hồng Thái, Tổng giám đốc Công ty NTB Pharma New trao quà cho mẹ bầu trúng thưởng tại sự kiện.

Mặc dù, ốm nghén là một tình trạng thông thường trong quá trình mang thai, nhưng nếu để nó kéo dài trong cả thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không xấu đến sức khoẻ cả mẹ và bé cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người mẹ.

Thấu hiểu với những khó khăn mà phụ nữ mang thai phải đối mặt trong quá trình thai nghén, Công ty TNHH Thương Mại NTB Pharma New cùng với các chuyên gia, bác sĩ của Bệnh viện Quốc tế Dolife đã chung tay tổ chức sự kiện “Hết nghén! Mẹ ăn ngon, con đủ chất”. 

Tại sự kiện BSCKII Nguyễn Đức Thuấn, Trưởng khoa sản Bệnh viện Quốc tế Dolife, nguyên Trưởng khoa sản II của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay, 90% phụ nữ có thai sẽ có cảm giác buồn nôn hoặc nôn trong những tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy mùi thức ăn. 

Đó là tình trạng nghén ở phụ nữ có thai. Nghén nặng buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người nôn nao, khó chịu. Cảm giác này sẽ giảm dần từ sau tuần 12 của thai kỳ. Rất ít trường hợp phụ nữ có thai bị nghén ở những tháng tiếp theo.

Có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn và nôn ở phụ nữ có thai, liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Nôn và buồn nôn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Nhưng nếu tình trạng nghén nặng buồn nôn diễn ra thường xuyên, trong một thời gian dài có thể khiến thai phụ chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, hạn chế khả năng làm việc, sinh hoạt hàng ngày của thai phụ.

Cũng theo bác sĩ Thuấn, thai nghén có nguy cơ cao là tình trạng thai nghén gây bất lợi cho mẹ và thai. Nhận định và xử trí sớm các yếu tố nguy cơ của thai kỳ sẽ cải thiện được những tai biến ảnh h­ưởng về sau.

Thai nghén nguy cơ cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây hậu quả cho cả mẹ và thai. Hậu quả đối với mẹ: Tiền sản giật, sản giật; Rau bong non; Vỡ tử cung: Nhiễm trùng; Tử vong...

Hậu quả đối với con: Sảy thai; thai lưu; thai chậm phát triển trong tử cung; thai di dạng; đẻ non; tử vong sau sinh...

Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu cần hết sức lưu ý và theo dõi những biểu hiện thai kỳ. Nếu bất thường mẹ cần đi thăm khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, điều mẹ bầu cần chú ý là chế độ dinh dưỡng.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn hầu hết các cơ quan quan trọng của phôi được hình thành, nên dù không ăn được nhiều, mẹ bầu vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất bằng cách ăn uống đa dạng thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây…

Nếu trước khi mang thai mẹ bầu chưa bổ sung acid folic thì từ ngày đầu tiên biết mình mang thai cần bổ sung ngay. Liều lượng khuyến cáo là 400 mcg/ngày.

Bên cạnh đó, sắt và canxi cũng cần được tăng cường trong suốt 9 tháng mang thai nhằm tránh thiếu máu và loãng xương cho mẹ về sau. Bà bầu có thể sử dụng loại vitamin tổng hợp, trong thành phần có chứa acid folic, sắt, canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Thai nhi trong giai đoạn này rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, rượu, thuốc, chất kích thích, hóa chất… 

Do đó, bà bầu cần kiêng sử dụng hay tiếp xúc với những tác nhân này và thiết lập cũng như duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mang thai.

Việc uống thuốc chữa bệnh trong 3 tháng đầu cần đặc biệt lưu ý theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. 

Trên thực tế, nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như mẹ tự ý dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm trong 3 tháng đầu hay nhiễm virus  Rubella khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh… 

Còn trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng khẩu phần ăn lên tương đương khoảng 300 - 400 kcal/ngày (bằng 2 chén cơm trắng hoặc 2 ly sữa).

Nếu ăn uống quá nhiều, mẹ tăng cân quá mức không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, tâm lý sau sinh mà còn tăng nguy cơ tiểu đường, tắng huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ.

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Để thai nhi tăng cân tốt, mẹ bầu cần chú ý đến tăng khẩu phần khoảng 400 kcal/ngày.

Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung vitamin C cho cơ thể, nhằm hấp thụ sắt và canxi tốt hơn đồng thời tránh nguy cơ vỡ ối và sinh non (do thiếu vitamin C).

Vào 3 tháng cuối, do sự thay đổi hormone và thai nhi lớn gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang khiến mẹ bầu thường bị táo bón, đầy bụng. Để tránh tình trạng này, chế độ ăn cho bà bầu nên bổ sung nhiều chất xơ và tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa.

Như vậy, trong hành trình 9 tháng mang thai, có những giai đoạn mẹ bầu không cần tăng khẩu phần so với bình thường mà nên chú trọng đến nhóm chất bổ sung.  

Với giải pháp cho phụ nữ mang bầu ốm nghén mà hầu hết mẹ bầu gặp phải, bà Trần Thị Hồng Thái, Tổng giám đốc Công ty NTB Pharma New đã thông tin tới một cứu cánh cho phụ nữ mang thai ốm nghén đó là  sản phẩm kẹo nghén PregCandy.

Với thành phần chính là chiết xuất gừng chuẩn hoá Gingerol 5%, cùng với vitamin B6, Mg gluconat, kết hợp với chiết suất trần bì và đường Isomalt có công dụng làm giảm tình trạng nôn, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi ở các mẹ bầu một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, PregCandy sẽ cải thiện tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng, giúp mẹ và bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Tin liên quan
Tin khác