Điện thoại, linh kiện, dệt may, giày dép...là những nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD sang thị. |
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên EU (28 nước) đạt 56,39 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 41,48 tỷ USD giảm 1% so với năm 2018 nhưng vẫn chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi nhập khẩu của Việt Nam là 14,91 tỷ USD, tăng 7,4%, chiếm 5,9% kim ngạch cả nước. Như vậy, năm qua, Việt Nam có được mức xuất siêu đang kể là 26,57 tỷ USD.
Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.
Điển hình như nhóm hàng lớn nhất là điện thoại và linh kiện với kim ngạch đạt 12,36 tỷ USD, dù giảm 7,1% so với năm 2018 nhưng EU vẫn chiếm tới 24% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này.
Nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,06 tỷ USD, cũng giúp EU nằm trong nhóm các thị trường xuất khẩu lớn nhất. Dêt may cũng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4,6 tỷ USD, giày dép, túi xách 5,6 tỷ USD...
Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Việt Nam nhập từ các thành viên EU cũng đa dạng. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dược phẩm; hàng tiêu dùng; ô tô nguyên chiếc, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép, hàng thủy sản… từ các thành viên EU.
Năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan (6,88 tỷ USD), Đức (6,56 tỷ USD), Anh (5,76 tỷ USD) Pháp (3,76 tỷ USD), Italia (3,44 tỷ USD), Áo (3,27 tỷ USD), Tây Ban Nha (2,72 tỷ USD), Bỉ (2,55 tỷ USD), Ba Lan (1,50 tỷ USD) và Thụy Điển (1,18 tỷ USD).
Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - EU đạt 55,68 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 41,79 tỷ USD, tăng 9,5% so năm 2017, nhập khẩu từ thị trường EU vào Việt Nam đạt 13,89 tỷ USD, tăng 13,9%. Việt Nam, tiếp tục là nước xuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại khoảng 28 tỷ USD