Doanh nghiệp
Nhân viên muốn giữ, sếp quyết từ bỏ khách hàng
Vũ Anh - 30/05/2014 08:07
Quyết định từ bỏ vị khách hàng của công ty khiến giám đốc bị cuốn vào những mâu thuẫn khó thoát vì không cân bằng được lợi ích các bên.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Không đủ kiên nhẫn với khách hàng khó chiều

Sau khi xem Chương trình Chìa khóa thành công - CEO - Phiên bản SME 2014 phát sóng trên VTV1 vào sáng Chủ nhật tuần trước, anh bạn giám đốc công ty truyền thông chia sẻ, anh đã nghe rất nhiều ý kiến khác nhau mà chương trình đưa ra cho tình huống giống với công ty mình.

   
  Ông Đỗ Minh Phương (giữa), CEO Công ty cổ phần Truyền thông DMP đang tranh luận với các chuyên gia  

Theo anh, việc từ bỏ hợp đồng sẽ giúp công ty mình tránh được những rủi ro, nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi nhân viên. Tuy nhiên, anh vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ từ bỏ khách hàng bất chấp sự phản kháng của nhân viên, bởi trong trường hợp này, anh đã thể hiện bản lĩnh của CEO là hy sinh mối quan hệ với đối tác, với nhân viên.

Quyết định đầy mâu thuẫn trên khiến một số chủ doanh nghiệp khác phải lên tiếng. 

Ông Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Công ty Kinh Đô không đồng tình với quan điểm này, vì khi CEO đã đánh mất lòng tin ở nhân viên, thì vai trò lãnh đạo của CEO không còn. Trước khi công ty phá sản, thì CEO đã bị mất chức.

Trong khi đó, ông Võ Tấn Long, Giám đốc Khối công nghệ thông tin (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank) cho rằng, có thể năng lực của anh giám đốc này có vấn đề.

“Liệu anh ấy có biết, đây là khách hàng ổn, hoạt động không đến mức tồi, chỉ có điều họ đang có thay đổi thời gian, nhưng giám đốc lại không theo được, chứng tỏ khả năng vận hành của giám đốc kém. Có khi trong thời khủng hoảng, việc khách hàng liên tục thay đổi lại là tốt”, ông Long nhận định. 

Chung quan điểm, ông Trần Quốc Việt cũng cho rằng, với một khách hàng tiềm năng, CEO nên nhìn ở góc độ, sau khi hợp tác với mình, công ty đó có thể hoạt động chuyên nghiệp hơn. CEO nên tin một phần nào đó vào các đồng cấp của mình vì họ trực tiếp làm việc với khách hàng, họ hiểu khách hàng nhất, không nên bác bỏ và đưa lập luận chủ quan của mình vào đó.

“Trong thời buổi khó khăn này, chỉ cần xuất hiện một khách hàng nào có tiềm năng là các đối thủ với nhau đã tranh giành, họ nắm lấy không chỉ với mục đích giúp doanh nghiệp mình vượt qua khó khăn, mà còn cho thấy khó như vậy mà CEO vẫn quyết tâm chiến đấu. Trong khi đó, CEO này lại có ý định bỏ khách hàng đó”, ông Việt nói.

Quả thực, không có chỗ nào mà lợi ích cá nhân và lợi ích doanh nghiệp lại căng thẳng và tế nhị như trường hợp này. Dừng hợp đồng, công ty có thể tránh tổn thất, nhưng người lao động thiệt. Nhưng nếu cứ làm, không thu được công nợ, thì vị CEO nói trên cũng thiệt cả tiền lẫn uy tín.

Do đó, cũng có nhiều quan điểm ngoài luồng cho rằng, là người điều hành doanh nghiệp, hơn ai hết, CEO muốn có được hợp đồng. Nếu buộc phải quyết định từ bỏ, chắc chắn, CEO phải có lý do chính đáng. Còn người lao động muốn giữ, chưa hẳn vì công ty, mà có khi vì lợi ích trước mắt - đó là thưởng doanh số hợp đồng mà cố giữ.

Bên nào cũng muốn giữ quyết định của mình. Tuy nhiên, CEO nên liệt kê tất cả rủi ro mà CEO thấy để thuyết phục nhân viên. Nếu tiếp tục hợp đồng, thì lợi ích và rủi ro thế nào, nếu hủy hợp đồng, thì được lợi và hại ra sao. Nên đưa ra chi tiết để thuyết phục lẫn nhau. Với hai luồng ý kiến, nhân viên muốn thưởng, nhưng sếp sợ rủi ro, CEO nên đưa lợi ích lâu dài của công ty để quyết định.

Còn đối với nhân viên, có câu nói “lùi một bước có thể tiến xa hơn trong con đường sự nghiệp”, khi thời điểm khó khăn hãy hiểu người chủ của mình, như thế, mình mới tồn tại lâu dài. Hãy nghĩ sâu xa hơn. Ai cũng thích người gắn bó với họ khi họ đang gặp khó khăn, mà khi khó khăn ta giúp họ vượt qua được, thì ta mới chứng minh được nhân viên có tài thực sự. Lúc ấy, CEO bắt đầu coi nhân viên là bạn, chứ không chỉ đơn thuần là nhân viên bình thường.

Chương trình Chìa khóa thành công - CEO - Phiên bản SME 2014 tuần này tiếp tục đề cập nội dung nêu trên. Bởi đây dường như là câu chuyện không có hồi kết, vì có nhiều quan điểm trái chiều.

Chương trình sẽ phát sóng trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam vào 10 giờ sáng Chủ nhật (1/6/2014) và phát lại vào 8 giờ sáng thứ Hai (2/6).

Đây sẽ là diễn đàn mở để CEO, các đối tượng liên quan trong doanh nghiệp cùng các chuyên gia quản trị cao cấp, các nhà tâm lý xã hội và toàn cộng đồng cùng tham gia và chia sẻ quan điểm, nhận thức của mình về vấn đề này.

Xem thông tin chi tiết về chương trình tại webstie:

www.chiakhoathanhcong.vtv.vn, facebook:  www.facebook.com/chiakhoathanhcong.ceo7. Xem lại những chương trình đã phát sóng tại www.vtv.vn hoặc ceotvnext trên youtube.

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.

Kỷ luật có chặn được đà kinh doanh đi xuống

() Nếu muốn giải quyết tình trạng kinh doanh đang đi xuống, CEO không nên đi vào yếu tố siết chặt tính kỷ luật, vì nó luôn đi ngược với tính sáng tạo của nhân viên.

Môi trường làm việc: Sao cứ dứt áo ra đi?

() Không chỉ là lương thưởng, chế độ đãi ngộ, người lao động ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường làm việc khi quyết định “định cư”. Đó cũng là lý do các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và năng động.

Tin liên quan
Tin khác