- Sững sờ với những sai phạm ở Gia Lai - Bài 1: Xin làm dự án điện gió ngàn tỷ, rồi... bán
- Sững sờ với những sai phạm ở Gia Lai - Bài 2: Xẻ nhỏ mỏ khoáng sản, cấp phép không đấu giá
- Sững sờ với những sai phạm ở Gia Lai - Bài 3: Độc chiêu loại nhà đầu tư để giúp “thân hữu”
- Sững sờ với những sai phạm ở Gia Lai: Bài 4: Vung vãi tài sản công
Bài 5: Từ đấu thầu, đấu giá, tới duyệt dự án công đều vi phạm
Trong đấu thầu, chủ đầu tư không kiểm tra, kiểm soát năng lực để cho nhiều doanh nghiệp làm giả hồ sơ dự thầu. Có doanh nghiệp bị phát hiện, nhưng vẫn trúng 7 gói thầu. Trong đấu giá đất, có người trúng hàng chục, hàng trăm lô đất rồi khai giá thấp để trốn thuế, nhưng vẫn được cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai chấp nhận.
Phạm luật, nhưng vẫn trúng 7 gói thầu
Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Gia Lai có 1.942 dự án, công trình (bao gồm 311 dự án thuộc thẩm quyền quyết định cấp tỉnh), với tổng mức đầu tư hơn 13.618 tỷ đồng, được chia thành 6.162 gói thầu.
Thanh tra Chính phủ phát hiện, UBND tỉnh Gia Lai và các sở, ngành liên quan không xây dựng kế hoạch chi tiết giám sát, theo dõi theo quy định, để xảy ra việc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku và huyện Ia Pa chưa kiểm tra, kiểm soát đầy đủ thông tin, năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu, dẫn tới vi phạm tràn lan.
Tại Dự án Nhà máy Điện gió Chơ Long, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất có sai phạm. |
Cụ thể, với 14 gói thầu xây lắp do UBND huyện Ia Pa làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Trang Khuê đã kê khai bằng giả để tham gia đấu thầu Dự án Trường THCS Phạm Hồng Thái và Dự án Trường THCS Cù Chính Lan; Công ty TNHH Thanh Việt thì làm giả hợp đồng trong Hồ sơ đề xuất để tham gia dự thầu tại 2 gói thầu Trường tiểu học Lê Hồng Phong và đường liên thôn
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế làm rõ trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh Gia Lai trong việc miễn tiền thuê đất cho Công ty Thủy điện An Khê - KaNak không đúng quy định.
Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh Gia Lai điều tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế và truy thu thuế, nhất là các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc là đất trúng đấu giá.
Marin 1 - Marin 3; Công ty TNHH Xây dựng Xuân Hương kê khai không đúng số liệu báo cáo tài chính trong hồ sơ dự thầu để tham dự 8 gói thầu từ cuối năm 2018; Công ty TNHH Hiền Tấn Tài cung cấp số liệu báo cáo tài chính trong hồ sơ không đúng với số liệu tương ứng các kỳ kế toán đã hoàn thành và nhà thầu có hành vi gian lận trong đấu thầu tại Dự án Trường mẫu giáo Măng Non.
Đáng nói, các sai phạm trên từng được phát hiện, nhưng UBND tỉnh Gia Lai không kiên quyết chỉ đạo xử lý, UBND huyện Ia Pa (chủ đầu tư) không thực hiện xử lý triệt để, dẫn đến Công ty TNHH Xây dựng Xuân Hương vẫn tiếp tục tham dự và trúng tới 7 gói thầu trong năm 2019.
Còn với Ban Quản lý dự án TP. Pleiku, Dự án kè suối Hội Phú do đơn vị này là chủ đầu tư đã để xảy ra nhiều sai phạm như ở Gói thầu số 01, chủ đầu tư đồng ý cho Công ty TNHH Trung Kiên ký hợp đồng thầu phụ với Công ty TNHH Xây dựng Thuận Nguyên có giá trị hơn 23 tỷ đồng (tương đương 70% giá trị hợp đồng), vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu; Công ty TNHH Xây dựng Thuận Nguyên giả mạo hợp đồng để tham gia đấu và trúng Gói thầu số 2. Các vụ việc này đã được chuyển Công an tỉnh Gia Lai xử lý.
373 trường hợp hạ giá đất để trốn thuế vẫn... được duyệt
Thanh tra Chính phủ phát hiện, tại 9/17 đơn vị cấp huyện của Gia Lai (TP. Pleiku, thị xã An Khê, Ayun Pa, huyện Chư Prông, Đak Đoa, Đức Cơ, Kbang, Ia Grai, Chư Sê), hầu hết dự án đấu giá quyền sử dụng đất có hiện tượng một số người trúng đấu giá tới hàng chục, hàng trăm lô đất.
Liên quan Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai giai đoạn II, theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm để xảy ra tồn tại, thiếu sót thuộc Bộ Y tế (Trưởng ban, Thứ trưởng phụ trách). Bộ Y tế cần chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chậm hoàn thiện thiết kế bản vẽ thi công dự án này
Đáng nói, có 373 trường hợp trúng đấu giá, sau đó kê khai giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trúng đấu giá. Trong số đó, có lô khai giá trị chuyển nhượng chỉ 30 - 50 triệu đồng, dù giá trúng đấu giá là 3 - 4 tỷ đồng. Rất nhiều lô đất khác trúng đấu giá 400 - 600 triệu đồng, nhưng khai chuyển nhượng lại với giá 20 - 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, cơ quan thuế đã căn cứ vào giá ghi trong hợp đồng hoặc giá của bảng giá đất UBND tỉnh để tính lệ phí và thuế, chứ không áp dụng giá trúng đấu giá đã được phê duyệt để làm căn cứ tính thuế, phí, làm giảm thu ngân sách nhà nước 98 tỷ đồng.
Giao đất không đúng thẩm quyền
Trong giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành 308 quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, với tổng diện tích hơn 5.752 ha.
Qua thanh tra điểm đối với 11 hồ sơ dự án (2 dự án khu dân cư; một dự án tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại; 5 dự án điện gió; một dự án trường học; một dự án hạ tầng công ích; một dự án trồng rừng) và việc quản lý sử dụng đất trước, trong và sau cổ phần hóa của 3 công ty, Thanh tra Chính phủ phát hiện hàng loạt vi phạm.
Đó là, thực hiện không đúng, không đầy đủ trình tự, thủ tục trong việc giao đất, cho thuê đất, bàn giao đất trên thực địa; cho thuê đất để thực hiện dự án không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; ban hành quyết định tạm giao đất không đúng thẩm quyền, không yêu cầu các đơn vị nộp số tiền bằng 20% giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án chậm tiến độ, nhưng không thu hồi tiền ký quỹ, chấm dứt thực hiện dự án; cho thuê đất thực hiện dự án, nhưng không tổ chức thẩm định năng lực tài chính…
Thẩm định, duyệt đầu tư công gây lãng phí tiền tỷ
Đối với công tác lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016-2020, Gia Lai có 311 dự án được lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 12.000 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ phát hiện, Dự án cải tạo Trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai xây dựng dự toán không sát nhu cầu sử dụng, nên trong quá trình thực hiện (năm 2017) phải điều chỉnh quy mô, làm tăng tổng mức đầu tư từ 25 tỷ đồng lên 43 tỷ đồng, gây lãng phí lớn.
Dự án kênh tiếp nước Hồ Mnúi (xã Dun, huyện Chư Sê) đã chi cho công tác lập, thẩm tra Báo cáo kinh tế kỹ thuật, quản lý dự án, nhưng không có hạng mục chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, dẫn đến Dự án không thể triển khai do khu vực thực hiện Dự án chưa được giải phóng, gây lãng phí 293 triệu đồng.
Dự án Thủy lợi Djang tại huyện Kbang (25 tỷ đồng), năm 2017, UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt chủ trương đầu tư thiếu thực tế, thiếu trách nhiệm, dẫn đến phải dừng thực hiện do ảnh hưởng đến 4,3 ha rừng phòng hộ.
Kiến nghị xử lý trách nhiệm lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai
Từ những sai phạm về quản lý đất đai, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn có liên quan.
Theo Thanh tra Chính phủ, tình trạng phê duyệt các dự án đầu tư ở Gia Lai dàn trải, nên việc triển khai thực hiện vượt quá khả năng cân đối nguồn vốn, dẫn đến 32 dự án thuộc kế hoạch thi công chậm tiến độ, dở dang, thiếu vốn, nên phải chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn gần 2.000 tỷ đồng, có nguy cơ gây lãng phí ngân sách nhà nước do biến động giá nguyên vật liệu, nhân công...
Chưa hết, UBND tỉnh Gia Lai còn duyệt một số dự án đầu tư vượt quá khả năng thực tế, thiếu tính khả thi, phải điều chuyển vốn nhiều lần, kéo dài thời gian thực hiện (điều chỉnh bổ sung vốn 16 dự án với số tiền 102 tỷ đồng, cắt giảm vốn 47 dự án với số tiền 215 tỷ đồng), thể hiện sự tùy tiện, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Điển hình là Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai giai đoạn II, năm 2018 được bố trí 51 tỷ đồng cho công tác xây dựng, nhưng chỉ giải ngân được 432 triệu đồng, đạt tỷ lệ 0,8% do Ban Quản lý Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên - giai đoạn II (Bộ Y tế) chưa hoàn thiện thiết kế bản vẽ thi công, nên chưa có cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.
Buông lỏng quản lý
UBND tỉnh Gia Lai và các sở, ngành liên quan còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc phân bổ, bố trí vốn, để các chủ đầu tư là các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai, huyện Chư Pưh, huyện Chư Sê, thị xã Ayun Pa... không báo cáo tình hình thực hiện, không đánh giá đầu tư trong suốt quá trình thực hiện, vi phạm Nghị định số 84 của Chính phủ, dẫn đến trong giai đoạn này, vốn trái phiếu chính phủ bị hủy bỏ dự toán là hơn 17 tỷ đồng, vốn ODA không giải ngân hết phải chuyển tiếp sang giai đoạn sau là 446 tỷ đồng/4 dự án. Số vốn đối ứng từ ngân sách Trung ương đã được giao, nhưng không giải ngân hết, bị thu hồi 2.600/6.910 triệu đồng.