Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, cơn đau kéo dài còn có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc và một loạt các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng cuộc sống.
Chị H.N.A (33 tuổi, ngụ TP.HCM) thường đi làm về muộn và hay ăn khuya, khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng. Cho đến khoảng 6 tháng trước, thân hình chị bắt đầu nặng nề và xuất hiện cơn đau các khớp gối, mỗi lần đứng lên, đi lại thỉnh thoảng chị cảm thấy đầu gối đau cùng với tiếng lạo xạo trong khớp gối. Sau đó, cơn đau nhiều hơn, chị mua thuốc giảm đau ở tiệm thuốc uống không bớt nên phải đi bệnh viện.
“Bác sĩ nói do cân nặng tăng lên nhanh trong thời gian dài là một trong những yếu tố khiến tôi bị thoái hóa khớp. Bây giờ, bên cạnh việc uống thuốc giảm đau, kháng viêm, tôi cần giảm cân để tránh tình trạng khớp gối thoái hóa tiển triển nặng hơn", Chị A. chia sẻ.
Thoái hoá khớp và thừa cân, béo phì
Theo BS.CKI. Mộc Thiên Hưng, Trưởng khoa Nội - Cơ xương khớp tại Bệnh viện Quốc tế DNA, cân nặng và thoái hóa khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều bằng chứng cho thấy thừa cân, béo phì làm thoái hóa khớp phát triển nhanh chóng, nặng thêm các triệu chứng bệnh. Bởi vì, khi cơ thể thừa cân, các khớp phải gánh số cân nặng ấy liên tục, đặc biệt là khớp gối, khớp háng. Nếu bạn nặng thêm 1kg thì khớp gối của bạn phải mang chịu sức nặng thêm 3 kg.
Nói một cách khoa học, thừa cân, béo phì làm gia tăng tải lực lên bề mặt khớp chịu tải như thắt lưng, đốt sống cổ, khớp gối... Điều này làm tăng thoái hóa của các tế bào sụn, làm mài mòn và mất dần sụn khớp, khiến các khớp hư hỏng sớm, dẫn đến xơ hoá xương dưới sụn và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Tăng nặng cơn đau thoái hoá khớp… do thừa cân, béo phì. |
Ngoài ra, các nhóm cơ quanh khớp đóng vai trò như hệ thống giảm sốc, hấp thụ bớt lực truyền qua bề mặt khớp. Trọng lượng cơ thể quá lớn làm cho nhóm cơ này yếu đi
Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, những cơn đau kéo dài còn có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc và một loạt các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi không thể chịu được cơn đau, người bệnh phải phẫu thuật để giảm đau và cải thiện chức năng vận động, song ca mổ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Ngoài ra, về mặt chuyển hoá, các yếu tổ rối loạn chuyển hóa liên quan đến thừa cân hay béo phì như việc gia tăng cytokine, chất tiền viêm cũng ảnh hưởng đến cân bằng nội mô sụn, khiến sụn khớp bị bào mòn theo thời gian và thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Lượng mỡ thừa càng lớn, tốc độ thoái hóa khớp càng nhanh và triệu chứng bệnh càng nặng.
Nên chú trọng giảm cân, giảm mỡ và tăng sức mạnh các cơ quanh khớp
“Do đó, giảm cân là khuyến nghị đầu tiên trong bất kỳ hướng dẫn nào của tôi dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Với mỗi 1 kg trọng lượng giảm được, tải trọng tối đa tại đầu gối sẽ giảm đi 2,2 kg ở một tốc độ đi bộ nhất định. Bằng cách giảm trọng lượng cơ thể, áp lực cơ học lên khớp gối cũng được cải thiện”, BS Hưng cho biết.
Ngoài ra, việc giảm cân lành mạnh còn mang lại cho người bệnh thoái hóa khớp gối nhiều lợi ích về sức khỏe như: Tăng sức mạnh cơ, ổn định sức khỏe tim mạch, giảm đề kháng insulin, tinh thần lạc quan hơn.
Tuy nhiên việc giảm cân cần được tiến hành khoa học bởi giảm cân không lành mạnh khiến trọng lượng cơ thể giảm đột ngột sẽ dẫn đến hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến sự liên kết giữa mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo, dễ mắc các bệnh loãng xương. Để việc giảm cân và điều trị thoái hóa khớp được diễn ra song song, thuận lợi, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm có được phác đồ điều trị, tư vấn chăm sóc tại nhà chuẩn y khoa nhất.
Hình ảnh khách hàng đến Bệnh viện Quốc tế DNA kiểm tra tình trạng thoái hóa khớp gối. |
Bên cạnh giảm cân, giảm mỡ và tăng sức mạnh các cơ quanh khớp, các bác sĩ khuyên người bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt khớp gối nên chú trọng điều trị tận gốc nguyên nhân gây thoái hóa để mang lại hiệu quả lâu dài. Tại Bệnh viện Quốc tế DNA, liệu pháp tế bào gốc đã được ứng dụng đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoái hóa khớp gối độ 1, 2, 3 cải thiện khả năng vận động, hỗ trị điều trị dứt điểm triệu chứng đau nặng nề, cải thiện chất lượng sống.
Trước và sau điều trị thoái hoá khớp bằng tiêm tế bào gốc. |
Điều trị thoái hoá khớp gối bằng tế bào gốc có tác dụng chống viêm và phục hồi chức năng khớp. Tế bào gốc khi được đưa vào vị trí khớp gối thoái hóa sẽ thực hiện chức năng kích thích tăng sinh, sửa chữa, tái tạo tế bào tại mô đích, điều hòa miễn dịch, kháng viêm, thúc đẩy lành thương và giảm sưng đau. Từ đó chữa lành lớp sụn đã bị tổn thương và tạo nên một lớp đệm sụn mới. Nhờ vậy, người bệnh có thể an tâm điều trị phương pháp hiệu quả vượt trội này, giảm nỗi lo phẫu thuật hay phải dùng thuốc giảm đau thời gian dài.
Với lợi thế sở hữu Ngân hàng mô - Tế bào gốc DNA giúp Bệnh viện Quốc tế DNA cung cấp cho khách hàng nguồn tế bào gốc chất lượng với số lượng dồi dào, đạt chuẩn. Không cần ra nước ngoài thực hiện, người Việt có thể điều trị ngay tại Bệnh viện Quốc tế DNA để tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn duy trì chất lượng.
Tìm hiểu thêm về liệu pháp tế bào gốc điều trị thoái hóa khớp gối, gọi 19002840 để được tư vấn chi tiết.