Nhân dịp này, Tiến sĩ Zitelmann để lắng nghe ông chia sẻ về cuốn sách và những kinh nghiệm làm giàu với người Việt Nam.
Tiến sĩ Zitelmann |
Xin ông cho biết, ý tưởng nào đã là động lực để ông chắp bút viết cuốn sách “Người giàu trong quan điểm công chúng”?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách nói về định kiến. Định kiến về phụ nữ, về người da đen, người Do Thái, về người tàn tật, người đồng tính. Nhưng không có cuốn sách nào nói về thành kiến đối với một thiểu số: thiểu số người giàu. Đặc biệt là ở các nước châu Âu như Pháp và Đức, có rất nhiều người có định kiến đối với người giàu. Do đó, tôi muốn viết một cuốn sách có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện về quan điểm của công chúng với người giàu.
Được biết, cuốn sách là một phân tích chuyên sâu dựa trên các cuộc khảo sát về cách nhìn nhận của công chúng về người giàu, được tổng hợp và so sánh giữa 11 quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy, điểm nhấn của cuốn sách là gì?
Tôi đã thực hiện một cuộc thăm dò từ một trong những công ty bỏ phiếu hàng đầu thế giới, Ipsos MORI. Chúng tôi đã hỏi mọi người ở 11 quốc gia ở châu Âu, châu Á và Hoa Kỳ về thái độ của họ đối với người giàu. Thái độ tiêu cực nhất đối với người giàu là ở Pháp và Đức, thái độ tích cực nhất là ở Việt Nam và Nhật Bản.
Người giàu ở Việt Nam và Nhật Bản ít ghen tị hơn ở châu Âu. Và một kết quả quan trọng nữa: Người Việt Nam không ghen tị với người giàu, họ muốn giàu. Một trong những câu hỏi trong nghiên cứu nói trên của tôi ở Việt Nam là: "Nếu ở mức độ quan trọng, thì việc giàu có đối với cá nhân bạn là quan trọng như thế nào?". Kết quả: Trung bình ở châu Âu và Hoa Kỳ, chỉ 28% người được hỏi cho biết điều quan trọng đối với họ là trở nên giàu có. Ngược lại, ở các nước châu Á, con số này là 58%. Và không ở đâu nhiều người nói rằng họ trở nên giàu có lại quan trọng như ở Việt Nam, nơi mà tỷ lệ này là 76%.
Sau khi độc giả Việt Nam có được cái nhìn bao quát về quan điểm của công chúng về người giàu, họ có thể vận dụng được những kiến thức hay kinh nghiệm gì vào quá trình phát triển sự nghiệp bản thân?
Giá trị lớn nhất mà cuốn sách này mang lại là cung cấp kiến thức để hiểu về xã hội. Nếu bạn đọc muốn học hỏi kinh nghiệm để phát triển sự nghiệp và muốn tìm hiểu về các phương pháp làm giàu có thì có thể tìm đọc hai cuốn sách khách của tôi cũng có sẵn bằng tiếng Việt đó là “Đọc vị tâm lý hành vi” và “Quái kiệt làm điều khác biệt”. 2 cuốn sách này đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng và đã giúp ích cho rất nhiều người. Trong cuốn “Đọc vị tâm lý hành vi”, tôi đã có dịp phỏng vấn 45 người siêu giàu và các bạn hoàn toàn có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những nhân vật này.
Cuốn “Quái kiệt làm điều khác biệt” là những phân tích, đánh giá chuyên sâu về tiểu sử và sự nghiệp của 50 nhân vật thành công, ví dụ Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Warren Buffett, Rockefeller hay những phụ nữ như Coco Chanel và Madonna.
Cuốn sách này đã thay đổi cuộc đời của rất nhiều người, và đã gây được tiếng vang lớn, không chỉ ở Đức, nơi tôi sống, mà còn ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Qua cuốn sách, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc đặt ra những mục tiêu rất lớn và viết chúng ra. Bạn cũng sẽ học được tầm quan trọng của việc khơi dậy khát vọng làm giàu từ trong tiềm thức và cách hiện thực điều đó. Chính câu chuyện thành công đáng kinh ngạc của những nhân vật trong cuốn sách sẽ là động lực thôi thúc ý đinh làm giàu của bạn.
Qua cuốn sách “Người giàu trong quan điểm công chúng”, thông điệp mà ông muốn gửi gắm đến bạn đọc trên thế giới nói chung và độc giả Việt Nam nói riêng, thưa ông?
Theo đuổi giấc mơ làm giàu là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Điều này không chỉ tốt cho mỗi cá nhân, mà cho toàn xã hội. Một xã hội trong đó mọi người đều phấn để trở lên giàu có thì không chỉ tốt cho người giàu, mà còn cho cả người nghèo!
Kể từ khi công cuộc Đổi mới bắt đầu vào năm 1986, không chỉ một số người trở nên giàu có ở Việt Nam mà tình trạng nghèo đói cũng giảm đi. Gần đây nhất là năm 1993, 80% dân số Việt Nam vẫn đang sống trong cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ qua, tình trạng nghèo đói đã giảm đáng kể. Tỷ lệ nghèo theo LMIC của Ngân hàng Thế giới đã giảm từ 16,8% xuống 5%, và hơn 10 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói.
Đói nghèo ở Việt Nam không được xóa bỏ bằng cách phân bổ lại lại tài sản hay từ việc chiếm đoạt của người nghèo, mà là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tôi muốn những cuốn sách của mình sẽ giúp nhiều người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc trở lên giàu có và họ cũng hiểu được rằng việc tạo ra của cải giúp ích cho mọi người trong xã hội như thế nào.
Từ những phân tích của mình, ông chỉ ra rằng, giới trẻ Việt Nam rất năng động và có khát vọng làm giàu. Vậy, đây có phải là lí do khiến ông tin rằng cuốn sách “Người giàu trong quan điểm công chúng” sẽ được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt?
Đúng là như vậy. Tôi yêu Việt Nam vì có rất nhiều người ở đây luôn nỗ lực để vươn tới thành công. Đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam không chỉ đặc biệt xinh đẹp mà còn đặc biệt tham vọng. Trong cuộc thăm dò, Việt Nam là quốc gia duy nhất có nhiều phụ nữ hơn nam giới nói rằng họ muốn giàu. Ở tất cả các quốc gia khác, nó lại theo chiều ngược lại. Và ở Việt Nam, 36% vị trí quản lý do phụ nữ nắm giữ - ở Thái Lan chỉ là 24% và thậm chí ở nước tôi, ở Đức chỉ 29%.
Tôi được biết rằng 7 đến 8% sinh viên và cả các nhà khoa học của trường Đại học Ngoại thương Hà Nội là phụ nữ. Bản thân tôi cũng từng có bạn gái nhiều năm, bố mẹ đến từ Hà Nội nên biết phụ nữ Việt Nam tham vọng như thế nào. Nhưng tất nhiên, đàn ông ở Việt Nam cũng rất tham vọng. Người dân ở châu Âu hiện có cuộc sống thịnh vượng, nhưng cũng vì thế khát vọng làm giàu của họ cũng ngày càng mai một. Trong khi đó, người dân ở châu Á thì ngày càng khao khát thành công hơn. Đó là lý do tại sao những cuốn sách của tôi rất được đón đợi ở các nước và vùng lãnh thổ, như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc. Và tôi hy vọng, những cuốn sách này sẽ gặt hái nhiều thành công nhất tại Việt Nam!
Ban đọc quan tâm cuốn sách có thể đặt mua trên website của Nhà xuất bản Trí Thức, Tiki hay ở các hiệu sách như Binh Book, Tri Van, Khai Minh, Vinabook trên toàn quốc.