Chia sẻ tại Diễn đàn “An ninh Tài chính và Cạnh tranh Doanh nghiệp” do Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (IBCS) phối hợp với Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư (A84 - Bộ Công an) tổ chức vừa diễn ra mới đây, đại diện Cục A84 cho biết hiện nay các phương thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang trở nên tinh vi, quyết liệt hơn rất nhiều. Một số doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, sẵn sàng tung tin đồn để triệt phá, bôi nhọ, hạ uy tín của nhau.
Thiếu tá Dương Thu Ngọc, đại diện A84 cho biết cho biết nghiêm trọng hơn, đã xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến tệ nạn tham nhũng, hối lộ “chạy chính sách”, tác động chính sách tạo lợi thế cạnh tranh hoặc lợi ích nhóm, tạo điều kiện cho “sân sau” hoạt động…
hàng, thời gian gần đây, lợi dụng các vụ việc nhiều cán bộ cấp cao tại các Ngân hàng thương mại cổ phẩn bị bắt giam điều tra liên quan đến các sai phạm trong hoạt động điều hành và cho vay.
Một số đối tượng đã nhận cơ hội này nhắn tin, gọi điện, phát tán tài liệu với mục đích vu khống, hạ uy tín đối phương.
Thiếu tá Dương Thu Ngọc
Cụ thể một số vụ việc nổi cộm được A84 thống kê như các đối tượng đã tung tin đồn Chủ tịch một số ngân hàng lớn như ACB, Techcombank, Eximbank. Nghiêm trọng hơn là tin đồn Chủ tịch Ngân hàng BIDV bị bắt hồi năm 2012 đã gây hoảng loạn trên thị trường chứng khoán khiến các nhà đầu tư bán tháo với gần 430 mã chứng khoán giảm điểm. vốn hóa thị trường mất đi khoảng 1,6 tỷ USD.
Trong lĩnh vực đầu tư, đại diện A84 cho biết qua thanh tra kiểm tra cho thấy nhiều hành vi tiêu cực trong đấu thầu vẫn tồn tại và biến tướng dưới nhiều hình thức và mức độ ngày càng tinh vi hơn. Điển hình như việc đăng tải thông tin công khai chưa được bên mời thầu thực hiện, quá trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch chọn thầu cố tình chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, ưu tiên hướng tới một số nhà thầu nhất định, cố tình đưa các tiêu chí không phù hợp vào hồ sơ thầu nhằm tạo lợi thế cho một số nhà thầu tạo rào cản với các nhà đầu tư khác.
Đó là chưa kể việc đánh giá hồ sơ không minh bạch, khách quan, cố tình ưu tiên nhà thầu quen, thông thầu, sử dụng “quân xanh”, quân đỏ đề dàn xếp giữa các nhà thầu.
Đặc biệt, cũng theo cục A84, tình trạng vi phạm pháp luật trên Thị trường Chứng khoán ngày càng nhiều và phức tạp với thủ đoạn tinh vi.
Tính riêng trong năm 2016, A84 đã phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra 123 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 11,3 tỷ đồng.
Tình trạng tung tin đồn thất thiệt trên Thị trường Chứng khoán vẫn diễn ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường và tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp niêm yết.
Điển hình như vụ tin đồn CTCP Hoàng Anh Gia Lai phá sản, bà Đặng Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo trốn ra nước ngoài khiến các nhà đầu tư hết sức hoang mang, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, số liệu cục A84 công bố cho thấy tình trạng các doanh nghiệp niêm yết vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng nhiều, các hành vi chủ yếu các doanh nghiệp vi phạm là dừng không công bố thông tin, cố tình che dấu thông tin, kinh doanh không minh bách, tạo doanh thu ảo, đánh bóng cổ phiếu, lừa đảo.
Một số vụ việc điển hình được A84 nếu đích danh như khởi tố bắt tạm giam Trần Hữu Tiệp trong vụ án Trần Hữu Tiệp cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu Khoáng sản (MTM), xác minh một số vụ việc nghi thao túng giá chứng khoán, tham mưu ra quyết định xử phạt nặng đối với doanh nghiệp này để răn đe trên toàn thị trường, điều ra, truy xét tìm ra đối tượng cố tình phát tán tài liệu mật để tung tin đồn thất thiệt, gây náo loạn thị trường…
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng IBCS, trong thời gian trở lại đây phần lớn các khủng hoảng kinh tế diễn ra đều là khủng hoảng về tài chính, do đó, tất cả lĩnh vực, các cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng đều phải hết sức quan tâm đến an ninh tài chính và đây là vấn đề cốt tử đối với doanh nghiệp.
PGS TS Nam cho rằng hiện nay trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam phát triển hết sức sôi động và nhanh chóng, với tổng giá trị của thị trường gấp 75 lần giá trị giao dịch của thị trường hàng hóa. Trong khi đó, các doanh nghiệp phần lớn còn non nớt về kinh nghiệm quản lý và đối phó với rủi ro tài chính nên rất cần các biện pháp bảo đảm an ninh tài chính từ các cơ quan nhà nước.
Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia có TTCK phát triển nhanh nhất thế giới song cũng có mức độ rủi ro rất lớn do tốc độ phát triển thị trường quá nhanh, do đó rất cần có các công cụ kiểm soát chặt chẽ và chế tài đủ mạnh để đảm bảo TTCK và thị trường tài chính vận hành an toàn, ổn định, đồng thời đảm bảo an ninh tài chính cho Doanh nghiệp.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng IBCS, trong thời gian trở lại đây phần lớn các khủng hoảng kinh tế diễn ra đều là khủng hoảng về tài chính, do đó, tất cả lĩnh vực, các cơ quan, doanh nghiệp, ngân hàng đều phải hết sức quan tâm đến an ninh tài chính và đây là vấn đề cốt tử đối với doanh nghiệp.
PGS TS Nam cho rằng hiện nay trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam phát triển hết sức sôi động và nhanh chóng, với tổng giá trị của thị trường gấp 75 lần giá trị giao dịch của thị trường hàng hóa. Trong khi đó, các doanh nghiệp phần lớn còn non nớt về kinh nghiệm quản lý và đối phó với rủi ro tài chính nên rất cần các biện pháp bảo đảm an ninh tài chính từ các cơ quan nhà nước.
Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia có TTCK phát triển nhanh nhất thế giới song cũng có mức độ rủi ro rất lớn do tốc độ phát triển thị trường quá nhanh, do đó rất cần có các công cụ kiểm soát chặt chẽ và chế tài đủ mạnh để đảm bảo TTCK và thị trường tài chính vận hành an toàn, ổn định, đồng thời đảm bảo an ninh tài chính cho Doanh nghiệp.