Phòng dịch khi biến thể phụ EG.5 xuất hiện
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch;
Ảnh minh hoạ. |
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng... không để dịch bùng phát trở lại và hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch.
Các đơn vị tiếp tục chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó các tình huống có thể xảy ra;
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch và triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế để lấy mẫu, giải trình tự gien phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân;
Thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; tiếp tục bảo đảm hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng chống dịch n
Cẩn thận với bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao.
Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương tim, mạch máu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác, gây nhiều biến chứng như nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, teo não, nhũn não, suy thận.... hoặc để lại di chứng nguy hiểm như là liệt, sa sút trí tuệ. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong sớm trên toàn cầu.
Tăng huyết áp là vấn đề của cộng đồng, ước tính năm 2025 trên thế giới có 1, 25 tỉ người mắc bệnh tăng huyết áp.
Ở nước ta hiện nay cứ 4 người thì có 1 người bị tăng huyết áp. Trong đó có nhiều người bị tăng huyết áp mà không điều trị hoặc điều trị chưa đúng quy trình.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, những người dễ mắc tăng huyết áp là người thừa cân, béo phì; bệnh thận; hẹp động mạch; bệnh nội tiết; nhiễm độc thai nghén; ăn uống, thuốc men chưa hợp lý...
Về nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp, theo chuyên gia, có thể là do di truyền (trong gia đình có người bị tăng huyết áp), tuổi cao, béo phì, ít vận động, ăn mặn, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, strees tâm lý và bị các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, nội tiết.... cũng ảnh hưởng đến huyết áp.
Để phòng chống bệnh các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thay đổi lối sống, tập luyện, thể dục đúng cách. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, giảm muối và giảm các thực phẩm có nhiều chất bảo quản, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế bia rượu, tránh bị nóng lạnh đột ngột, kiểm soát strees.