Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á
Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á.
Ảnh minh họa. |
Theo đó, tại quyết định số 914/QĐ-BYT do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành, Bộ Y tế thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 891/ĐKKDD-BYT ngày 05/9/2023 của Bộ Y tế cấp cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á.
Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Quế Võ, phường Phương Liễu, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Địa điểm kinh doanh: Khu Công nghiệp Quế Võ, phường Phương Liễu, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định của Bộ Y tế cho biết, phạm vi kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á là dịch vụ bảo quản thuốc.
Về lý do thu hồi Giấy chứng nhận, theo quyết định của Bộ Y tế cho biết, Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp cho công ty do công ty cơ cấu lại tổ chức bộ máy nên chấm dứt hoạt động kinh doanh dược tại địa điểm kinh doanh tại Khu công nghiệp Quế Võ, phường Phương Liễu, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành; Quyết định số 3434/QĐ-BYT ngày 5/9/2023 của Bộ Y tế về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á hết hiệu lực.
Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á được Bộ Y tế căn cứ vào Luật Dược số 105/2016/QH13; Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược…; Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP; Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Đồng thời, xét đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á và đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược.
Nắng nóng khiến tỷ lệ nhập viện do bệnh lý hô hấp tăng
Một tháng qua, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ghi nhận hơn 200 người viêm họng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có trường hợp cấp cứu, có trường hợp bệnh kéo dài.
Bé N.H.L.P. (3 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TP.HCM) cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong tình trạng sốt 389 độ C, ho, quấy khóc, bỏ ăn 3 ngày.
Khai thác bệnh sử, bé P. hay viêm họng, sổ mũi. Bé thường ở trong phòng máy lạnh khi ở trường và lúc về nhà; tối ngủ phòng máy lạnh khoảng 22 độ C. Một tuần nay, bé có những triệu chứng trên nhưng uống thuốc không khỏi.
Sau khi khám và nội soi mũi họng, bác sĩ chẩn đoán bé P. viêm họng cấp, kê đơn thuốc, hướng dẫn mẹ bé cách chăm sóc phù hợp và theo dõi sát sao diễn biến của bệnh để tái khám theo lịch hẹn.
Anh D.N.T. (27 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) đau họng, khàn giọng, ho khan kéo dài, mệt mỏi. Anh ho nhiều, ho liên tục đến mức anh cảm thấy đau hai bên liên sườn. Anh T. đã mua thuốc uống và ngậm họng 2 tuần qua nhưng không bớt nên đến Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP.HCM khám.
Kết quả nội soi mũi họng tại Trung tâm Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ghi nhận họng anh T. sung huyết; loét amidan và hạch cổ sưng to. Trước đây 1 tháng, anh cũng viêm họng, từng đi khám ở bệnh viện khác, đã uống thuốc theo toa bác sĩ kê đơn nhưng tình trạng bệnh không dứt.
Tôi ho, đau họng, nghẹt mũi, nhiều khi thở bằng miệng khi ở trong phòng máy lạnh. Phòng làm việc của tôi hướng mặt trời chiếu vào nên rất nóng, tôi phải mở máy lạnh ở nhiệt độ khoảng 17-18 độ C mới thấy mát. Ban đêm, tôi cũng phải ngủ máy lạnh. Ngủ dậy thấy họng rát, khô và đau mà không dùng máy lạnh thì không ngủ được.
Thạc sĩ bác sĩ CKI Trương Tấn Phát, Trung tâm tai mũi hòng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chẩn đoán anh T. viêm họng cấp.
Bệnh kéo dài do sức đề kháng bị suy giảm, niêm mạc họng khô, đang bị tổn thương nhưng không được chăm sóc và điều trị tốt nên tổn thương niêm mạc họng nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ Phát dặn anh T. không ở trong phòng máy lạnh với nhiệt độ quá thấp, uống nước ấm để giữ ấm niêm mạc họng nếu ở trong phòng máy lạnh, vệ sinh mũi họng bằng nước muối hằng ngày, kiêng uống nước đá.
Anh T. cần tái khám để theo dõi, hạn chế bệnh tái phát và những biến chứng nguy hiểm như viêm họng mạn tính, viêm đường hô hấp, viêm amidan…
Bé M.T.K.P. (5 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) đến khám tại Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM trong tình trạng ho liên tục, sổ mũi, đau họng, khó chịu, mệt mỏi… Triệu chứng bệnh xuất hiện cách đây một tuần, khi bé đi bơi và về nhà vào phòng máy lạnh ngay với nhiệt độ 18 độ C.
Sau đó, bé càng nằm máy lạnh càng ho nhiều hơn, càng đau họng nhưng tắt máy lạnh bé lại không chịu được, quấy khóc. Kết quả nội soi, bác sĩ Phát chẩn đoán bé P. bị viêm họng cấp, điều trị nội khoa và tái khám để theo dõi.
Thạc sĩ bác sĩ CKI Trương Tấn Phát giải thích, nắng nóng, khi nhiệt độ tăng cao thì mọi người có xu hướng dùng máy lạnh liên tục, kéo dài cả ngày, để nhiệt độ phòng khoảng 17-20 độ C hoặc để luồng không khí lạnh thổi trực tiếp vào mặt, cổ, sau gáy. Chính điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.
Khi sử dụng máy lạnh, các cửa được đóng kín, không khí lạnh là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Môi trường lạnh cũng khiến niêm mạc mũi họng bị khô, sức đề kháng của cơ thể suy yếu, thân nhiệt cơ thể bị giảm. Những yếu tố này là cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công niêm mạc họng.
Với những người đang bị bệnh, sức đề kháng đang yếu, khi bị vi khuẩn, virus tấn công sẽ khiến cho viêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn, bệnh không hết mà kéo dài dai dẳng.
Đặc biệt, thói quen há miệng khi ngủ trong phòng máy lạnh làm tăng nguy cơ viêm họng. Khi ngủ, tuyến nước bọt không đủ để cung cấp cho cổ họng, trong khi đó máy lạnh hút ẩm trong không khí càng làm cho cổ họng bị khô, rát và đau.
Chưa kể, việc sử dụng máy lạnh nhưng không vệ sinh thường xuyên làm cho nấm, vi khuẩn phát triển và phát tán vào không khí, thâm nhập vào niêm mạc họng gây nên viêm họng.
Theo bác sĩ Phát, ngoài thói quen lạm dụng máy lạnh còn có các nguyên nhân khiến nhiều người viêm họng như sử dụng nhiều đồ uống quá lạnh, để quạt hướng thẳng vào người.
Bác sĩ Phát khuyến cáo, để phòng ngừa viêm họng khi trời nắng nóng, nếu dùng máy lạnh không nên để nhiệt độ dưới 26 độ C.
Nhiệt độ phòng máy lạnh cần ổn định khoảng 26-28 độ C, máy lạnh chỉ nên bật từ 23 giờ đến tầm 3-4 giờ sáng hôm sau. Nên đắp một chiếc chăn mỏng khi ngủ buổi tối, vệ sinh máy lạnh 2-3 lần/năm. Gia đình có trẻ nhỏ cần đảm bảo nhiệt độ tối thiểu là 28 độ C.
Ngoài ra, mọi người nên vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, uống đủ nước (2 lít/ngày), hạn chế ăn đồ quá lạnh, đồ cay nóng; hạn chế hút thuốc, uống rượu bia; đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; hạn chế đến nơi nhiều khói bụi.