Tầm soát, điều trị bệnh mạn tính hiệu quả nhờ công nghệ
Mỗi ngày một bệnh viện tại TP.HCM tiếp nhận số lượng lớn người bệnh đến tầm soát và điều trị các bệnh lý nội khoa, bệnh mạn tính.
Các bệnh lý nền, bệnh mạn tính, bao gồm cả ung thư dần trẻ hóa, nhấn mạnh sự quan trọng của việc chủ động kiểm soát bệnh và kkhám sức khỏe tổng quát công nghệ cao. Điều này giúp mỗi người chủ động trong việc phát hiện bệnh giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa. |
Theo các bác sỹ, bệnh tim mạch hiện không chỉ xảy ra với người cao tuổi. Trên thực tế, nhiều trường hợp người trẻ được phát hiện bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, thậm chí hẹp mạch vành và nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Bệnh lý tim mạch trong giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với bệnh phổi hô hấp cùng triệu chứng. Việc điều trị bệnh trong giai đoạn đầu đóng vai trò then chốt, giúp tăng hiệu quả điều trị cao.
ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết các bệnh lý ở đường tiêu hóa cũng rất phổ biến ở Việt Nam, trong đó có cả những bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư trực tràng…
Ví dụ, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về bệnh ung thư đại tràng, với 26.000 ca ung thư gan mới mắc hàng năm. Để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa, bệnh viện trang bị những thiết bị nội soi ứng dụng trí tuệ nhân tạo hiện đại.
Còn theo BS. Trần Lê Thanh Tâm, Trưởng Đơn vị Thần Kinh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, tình trạng bệnh lý thần kinh hiện khá phổ biến. Mỗi ngày, chỉ riêng Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh lý thần kinh đa dạng.
Ngoài những bệnh lý thường gặp như đau nửa đầu, chóng mặt, mất ngủ và khó ngủ, rối loạn tiền đình, động kinh, đột quỵ, rối loạn thần kinh ngoại biên, viêm màng não và các bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương cũng ngày càng phổ biến, cả với những người trẻ tuổi.
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh tiêu hóa ở mức cao
Theo chuyên gia tiêu hóa, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày rất cao, có tới 70-80% người dân nhiễm vi khuẩn này, chủ yếu lây qua đường ăn uống.
PGS.TS Nguyễn Công Long, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay, số bệnh nhân mắc các bệnh lý đường tiêu hóa ở Việt Nam có sự gia tăng. Ngoài các bệnh nhiễm trùng, đáng lo ngại là các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa như ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng…
Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày rất cao, có tới 70-80% người dân nhiễm vi khuẩn này, chủ yếu lây qua đường ăn uống. Khi tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này cao, các tổn thương tiền ung thư tăng lên, cần tăng cường tầm soát để phát hiện sớm bệnh và điều trị khỏi.
Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật cho biết, biện pháp quan trọng để điều trị các bệnh lý thành công là cần được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện tỷ lệ người bệnh được chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân là do thói quen, người dân chưa chú ý đến vấn đề tầm soát hàng năm, những đối tượng có yếu tố nguy cơ cần tầm soát chưa được quan tâm đúng mức…
Chẳng hạn, với người có tiền sử gia đình là bố mẹ ung thư dạ dày thì cần phải đi tầm soát, nội soi hàng năm mới có thể phát hiện sớm các tổn thương, nguy cơ ung thư.
PGS.TS Nguyễn Công Long cũng cho biết, nếu phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, cơ hội điều trị khỏi rất cao. Hiện đã có nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến, trong đó có biện pháp cắt tách dưới niêm mạc được sử dụng qua máy nội soi dạ dày, người bệnh hoàn toàn không phải phẫu thuật, hiệu quả điều trị cao.
Chuyên gia tiêu hóa cho rằng, nếu phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, cơ hội điều trị khỏi rất cao. Hiện nay đã có nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến, trong đó có biện pháp cắt tách dưới niêm mạc được sử dụng qua máy nội soi dạ dày, người bệnh hoàn toàn không phải phẫu thuật, hiệu quả điều trị cao.
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nếu như trước đây, người bệnh bị ung thư đường tiêu hóa, ung thư niêm mạc dạ dày, đại tràng phải trải qua những cuộc đại phẫu rất lớn, phải dùng hóa chất, hóa trị, rất vất vả cho người bệnh, đặc biệt tiên lượng rất tồi; thì hiện nay, với những kỹ thuật mới, hiện đại, người bệnh đã có thể phát hiện được những dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa từ rất sớm.
Đặc biệt, với phương pháp cắt tách dưới niêm mạc mà các chuyên gia của Việt Nam đã học hỏi được từ các đồng nghiệp Nhật Bản đã được thực hiện thường quy tại Việt Nam, mang lại cơ hội rất tốt cho người bệnh.
Đặc biệt, Bệnh viện cũng phát triển các kỹ thuật điều trị các loại ung thư đường tiêu hóa để người bệnh được phát hiện sớm, được điều trị, chăm sóc thành một vòng tròn khép kín.
Nhờ đó việc điều trị sẽ có tỷ lệ điều trị thành công cao, thậm chí chữa khỏi bệnh. Bệnh viện Bạch Mai cũng sẽ tiếp tục chuyển giao các kỹ thuật đã tiếp nhận đến các bệnh viện trong toàn quốc, các địa phương, để người dân được tiếp nhận kỹ thuật cao ngay tại tuyến dưới.
Gánh nặng bệnh suy tim gia tăng trên toàn cầu
Nói về gánh nặng bệnh lý tim mạch hiện nay theo GS.TS Đỗ Doãn Lợi, Phó chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, chúng ta đang chứng kiến gánh nặng suy tim trên toàn cầu ngày càng gia tăng đòi hỏi sự quan tâm hiệu quả và hành động kịp thời từ cộng đồng y tế cũng như toàn thể xã hội.
Trong nghiên cứu và điều trị suy tim tại Việt Nam. Suy tim không còn xa lạ với chúng ta và đang trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế và xã hội, trong đó có Việt Nam. Để đối phó với thách thức này, chúng ta phải không ngừng học hỏi, cập nhật những kiến thức mới nhất cũng như chia sẻ kinh nghiệm.
Qua các báo cáo, hiện nay có 26 - 64 triệu người suy tim trên toàn thế giới, thông thường bệnh nhân suy tim nặng vừa đến nặng sẽ tử vong 50% trong 5 năm.
Trong những năm gần đây, nếu chúng ta tính theo tần số của châu Âu thì hiện nay Việt Nam có hàng triệu người bị suy tim đang cần điều trị.
Điều trị như vậy ngân sách rất tốn vì suy tim giai đoạn đầu sẽ điều trị bằng thuốc. Giai đoạn sau có những bệnh nhân suy tim phải điều trị bằng phẫu thuật, có những người suy tim do mạch vành phải nong mạch vành hoặc nặng nhất là ghép tim.
Theo các chuyên gia y tế, trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2019, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng từ 23% lên 35%, và châu Á chịu gánh nặng lớn về tử vong do bệnh tim mạch, với hơn một nửa tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu xảy ra tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 58%.
Mặc dù có rất nhiều thông tin có sẵn về dịch tễ học và quản lý suy tim ở các nước phương Tây, nhưng dữ liệu đáng tin cậy về tần suất mắc bệnh và số lượng bệnh nhân suy tim ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn thiếu.
Suy tim được điều trị kém hiệu quả có tác động lớn đến hệ thống chăm sóc y tế - ước tính chi phí 48 tỷ USD chỉ từ việc nhập viện do suy tim.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đối mặt với những thách thức đặc biệt trong việc chẩn đoán và điều trị suy tim.
Nhờ những tiến bộ của cận lâm sàng, các bác sỹ đã có những phương tiện chẩn đoán, như máy siêu âm tim, điện tâm đồ, xquang ngực và chỉ điểm sinh học giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt suy tim.
Suy tim thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên trẻ sơ sinh cũng có thể suy tim do bệnh tim bẩm sinh. Bên cạnh đó một số người có nguy cơ mắc suy tim cao như cao huyết áp, hút thuốc lá, ít vận động...
Được biết, bệnh tim mạch hiện đã trở thành nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu. Hằng năm có khoảng 17,9 triệu người chết do bệnh tim mạch, chiếm 31% tổng số tử vong, trong đó có tới 85% chết do nguyên nhân bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ não.
Có 75% số tử vong do tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Có đến 17 triệu người dưới 70 tuổi chết liên quan đến bệnh không lây nhiễm, trong đó có 82% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình - thấp và 37% là do nguyên nhân bệnh tim mạch.
Hầu hết các bệnh tim mạch hiện nay có thể phòng ngừa được một cách hiệu quả thông qua việc điều chỉnh lối sống có hại cho sức khỏe như bỏ hút thuốc lá, chế độ ăn lành mạnh, tăng cường tập luyện thể lực và không lạm dụng rượu bia.
Người đã bị bệnh tim mạch hoặc nguy cơ cao bị bệnh tim mạch (khi có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid) cần được đánh giá sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh và dùng thuốc phù hợp.
Chuyên gia khuyến nghị, người dân hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần và làm một số xét nghiệm cơ bản như điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu… để phát hiện sớm bệnh.
Khi mắc bệnh hay các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, cần điều trị tích cực để hạn chế tối đa các biến chứng.