Theo bác sĩ Ivan Tham, chuyên gia xạ trị của Singapore tại Bệnh viện Mount Elizabeth, công nghệ Proton sẽ mang lại tính đột phá trong xạ trị ung thư cho người bệnh tại Việt Nam.
Liệu pháp Proton là phương pháp điều trị bằng bức xạ tiên tiến và có độ chính xác cao để tiêu diệt các tế bào khối u. |
Xạ trị Proton được coi là phương pháp bức xạ điều trị ung thư tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Phương pháp này có thể tấn công tế bào ung thư trực tiếp mà không làm tổn hại tới các mô lành xung quanh với độ chính xác cao.
Vì có độ chính xác cao, Proton giúp giảm nguy cơ ung thư thứ phát do bức xạ và giảm nguy cơ tác dụng phụ và độc tính. Do đó, phương pháp xạ trị này giúp gia tăng tỷ lệ sống, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Proton hiện được áp dụng với khối u tại não, thực quản, đường tiêu hóa, phụ khoa, vùng đầu - cổ, gan, hạch bạch huyết, tiền liệt tuyến, mô mềm, cột sống và ung thư ở trẻ em.
Việc điều trị Proton sẽ không đau và điều trị ngoại trú, tùy từng loại bệnh nhưng tối đa kéo dài 8 tuần. Bệnh nhân sẽ điều trị 5 ngày/tuần, thời gian điều trị mỗi buổi thường kéo dài khoảng 5 phút.
Chẳng hạn, với ung thư u nguyên bào tủy trẻ em, khi áp dụng phương pháp này sẽ cải thiện tỷ lệ sống sót, đồng thời giảm thiểu nguy cơ ung thư thứ phát mà không ảnh hưởng đến chỉ số testosterone;
Hay với ung thư vòm họng và hầu họng: Tác dụng phụ nghiêm trọng ít xuất hiện hơn (như chứng khó nuốt, đau khi nuốt, buồn nôn).
Với ung thư thực quản: Giảm thiểu nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ, duy trì tình trạng bệnh không tiến triển và cải thiện tỷ lệ sống sót.
Tại Bệnh viện Mount Elizabeth, theo bác sĩ Ivan Tham, cơ sở đã xây dựng đội ngũ chuyên gia đa ngành cùng nhau phối hợp với liệu pháp Proton để điều trị cho bệnh nhân.
Các quá trình điều trị cho bệnh nhân được trải qua các bước sau: Trước khi điều trị, thông tin chuẩn bị trước sẽ được phổ biến cho bệnh nhân, bao gồm việc đi tiểu làm trống bang quang và tuân theo chế độ ăn uống được chỉ định. Bệnh nhân sẽ trải qua quá trình lập kế hoạch điều trị được gọi là “mô phỏng”.
Nhóm chuyên gia xạ trị sẽ đo lường và đánh dấu trên cơ thể bệnh nhân những vùng sẽ chiếu tia xạ. Quá trình mô phỏng mất khoảng 1 giờ và bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu.
Hình ảnh mô phỏng được sử dụng để thiết kế phương pháp điều trị cho bệnh nhân, tùy chỉnh phương pháp và cách điều trị tối ưu cho từng bệnh nhân.
Sau đó đến phương pháp kiểm tra lâm sàng và đánh giá chất lượng. Khi ấy, chuyên gia xạ trị ung thư sẽ hợp tác chặt chẽ với chuyên gia vật lý học để xác định phân bố liều lượng tia xạ đến khối u hiệu quả, bảo tồn các cơ quan bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Quá trình này được mô phỏng, tối ưu hóa và tính toán bằng chương trình tinh vi kết hợp cùng các thuật toán tiên tiến.
Liệu pháp Proton có thể bắt đầu điều trị sau khi kết quả mô phỏng đáp ứng các yêu cầu lâm sàng và trùng khớp với kết quả đo lường, đảm bảo chất lượng dành riêng cho từng bệnh nhân.
Về sắp xếp điều trị, theo bác sĩ Ivan Tham, bệnh nhân sẽ nằm trên bàn điều trị (ở cùng vị trí khi đánh giá mô phỏng) trong môi trường ánh sáng xung quanh được điều chỉnh phù hợp cho từng cá nhân để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị.
Các chuyên gia xạ trị sẽ căn chỉnh các điểm đánh dấu trên da của bệnh nhân bằng hệ thống laser. Các thiết bị cố định có trong quá trình mô phỏng sẽ được sử dụng lại tương tự để cố định vị trí của bệnh nhân.
Trong mỗi đợt điều trị, các chuyên viên sẽ điều chỉnh vị trí bệnh nhân trước khi điều trị (xạ trị dưới hướng dẫn chẩn đoán hình ảnh) để đảm bảo vị trí và hình dạng khối u đều nhất quán xuyên suốt tất cả đợt điều trị.
Nếu vị trí và/hoặc hình dạng khối u có thay đổi, quy trình Xạ trị thích ứng sẽ được triển khai để đảm bảo điều chỉnh thao tác điều trị phù hợp với những thay đổi mới nhất ở bệnh nhân.
Sau khi bệnh nhân ổn định tư thế và hoàn tất chuẩn bị, nhóm phụ trách điều trị sẽ bắt đầu vận hành liệu pháp Proton. Toàn bộ quá trình điều trị sẽ được theo dõi tích cực và các chuyên viên có thể giao tiếp với bệnh nhân thông qua hệ thống camera quan sát trong phòng điều khiển.
Với việc theo dõi và đánh giá sức khỏe thường xuyên sau các đợt điều trị, chuyên gia xạ trị ung thư sẽ gặp mặt bệnh nhân hàng tuần trong suốt quá trình điều trị để xem xét tiến trình chăm sóc, giải đáp thắc mắc của bệnh nhân và lên kế hoạch điều trị trong tương lai. Kế hoạch điều trị có thể điều chỉnh liên tục trong quá trình chữa bệnh.
Về kế hoạch tái khám, bệnh nhân sẽ được sắp xếp lịch hẹn tái khám sau khi hoàn thành qúa trình điều trị bằng liệu pháp Proton. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ theo dõi tiến trình phục hồi và hướng dẫn cho bệnh nhân cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe.
Tại Việt Nam, theo các bác sĩ, chúng ta có thể áp dụng mô hình này để điều trị cho bệnh nhân ung thư nhằm mang lại hiệu quả tối đa.
PGS-TS.Lê Chính Đại, nguyên Trưởng Khoa Xạ trị, Bệnh viện K, thống kê của Globocan năm 2020 cho thấy, tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư tại Việt Nam và trên thế giới có xu hướng gia tăng. Các phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng với bệnh nhân ung thư ở nước ta hiện nay là hóa trị, xạ trị bằng bức xạ ion và phẫu thuật.
Tùy từng trường hợp có thể áp dụng điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp trên. Trong đó, xạ trị là biện pháp được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả điều trị cao trong nhiều trường hợp.
Cũng theo PGS-TS. Lê Chính Đại, nếu những phương pháp xạ trị truyền thống còn có nhiều mặt hạn chế liệu pháp Proton lại chiếm ưu thế hơn khi các chùm tia chiếu xạ nhắm chính xác vào mục tiêu, giúp đi sâu vào bên trong để tiêu diệt khối u.
Hạn chế tình trạng tia bức xạ thoát ra ngoài làm ảnh hưởng đến các mô bào, cơ quan khỏe mạnh lân cận. Xạ trị bằng liệu pháp Proton chỉ cần sử dụng một thời gian nhất định thay vì trải qua nhiều đợt xạ trị trong thời gian kéo dài như phương pháp truyền thống.
Phương pháp này cũng hạn tối đa nguy cơ rủi ro do tác dụng phụ, tránh được tình trạng hình thành tế bào ung thư thứ cấp. Những trường hợp ung thư giai đoạn sớm, liệu pháp xạ trị Proton tăng khả năng hồi phục hoàn toàn, không cần phẫu thuật xâm lấn nên ít gây đau đớn, hạn chế tình trạng làm tổn thương các bộ phận bình thường xung quanh.
So với các phương pháp điều trị ung thư khác thì xạ trị Proton có thời gian hồi phục nhanh hơn, không gây nhiễm độc toàn thân như hóa trị làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, xạ trị Proton được áp dụng trong trường hợp cầm máu, giảm đau, cải thiện tình trạng chèn ép do khối u lớn,... Chính vì những ưu điểm trên mà phương pháp xạ trị Proton được cân nhắc sử dụng đối với các loại ung thư ăn sâu bên trong hoặc gần các cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan, thận,... Phương pháp này cũng được cân nhắc sử dụng đối với ở người lớn tuổi hay trẻ em.