Đầu tư
Việt Nam kiên cường trước suy thoái toàn cầu
Dù phải đối mặt với nhiều bất ổn khó lường, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những thị trường M&A hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Yoo Dong Ho, Trưởng Văn phòng Hà Nội Công ty Luật JIPYONG LLC (Hàn Quốc)

Việt Nam, được mệnh danh là “cường quốc sản xuất mới”, đã đi đúng hướng để đạt được tỷ lệ tăng trưởng như trước thời kỳ Covid-19. Mặc dù viễn cảnh về kinh tế toàn cầu ngày càng khó đoán định và xung đột giữa Nga vào Ukraine chưa có dấu hiệu sẽ sớm giảm leo thang, tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2023 vẫn được các chuyên gia dự báo là cao nhất Đông Nam Á. Tuy phải đối mặt với nhiều bất ổn khó lường, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường M&A hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Tương lai tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Công nghệ là “con gà đẻ trứng vàng” mới

Các nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn tập trung vào các dự án bất động sản

Xung đột Nga - Ukraine và chính sách Zero-Covid của Trung Quốc có thể mở ra cánh cửa cho các cơ hội xuất khẩu nguyên liệu thô và logistics

Những thách thức của Chính phủ Việt Nam trong việc khuyến khích M&A

Trong 3 quý đầu năm 2022, các thương vụ M&A toàn cầu đạt tổng giá trị khoảng 2.970 tỷ USD, với các thương vụ xoay quanh các lĩnh vực công nghệ (20%), tiện ích và năng lượng (11%), chăm sóc sức khỏe (9%), viễn thông (8%), dầu khí (7%) và bất động sản (6%) (theo Dealogic).

Tại Việt Nam, tổng giá trị các thương vụ tính đến tháng 10/2022 được báo cáo đạt mức 5,7 tỷ USD. Các nhà đầu tư từ Singapore, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã tham gia phần lớn các thương vụ M&A, trong đó các giao dịch về tiêu dùng (~1,2 tỷ USD), bất động sản (~1 tỷ USD), công nghiệp (~800 triệu USD) và năng lượng (~600 triệu USD) chiếm hơn 50% tổng giá trị của các giao dịch. Trong khi mảng tiêu dùng và bất động sản tiếp tục sôi động, thì lĩnh vực năng lượng đang thu hút sự quan tâm đáng chú ý.
Tin liên quan
Tin khác