Thời sự
Vietnam Airlines đề xuất ưu đãi mang tính kế thừa
Anh Minh - 30/06/2014 09:07
() Ông Trần Thanh Hiền - Trưởng ban Tài chính Kế toán, Tổng ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) khẳng định việc đề xuất các ưu đãi kế thừa khi chuyển sang công ty cổ phần không làm biến dạng bản chất CPH.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đặt cược vào cổ phiếu Vietnam Airlines, cổ đông được gì?
Chi phí cổ phần hóa Vietnam Airlines lên tới 57 tỷ đồng
Bộ trưởng Thăng: Kiếm 1,4 tỷ USD xây Sân bay Long Thành

Thưa ông, dư luận đang lo ngại việc Vietnam Airlines  xin nhiều cơ chế ưu đãi sau IPO như giữ lại vốn thặng dư, bảo lãnh các khoản vay sẽ làm méo méo bản chất cổ phần hóa là tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác?

   
 

Ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines cho biết giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phiếu là hợp lý

 

- Thông tin nói Vietnam Airlines đề nghị nhiều ưu đãi sau IPO tạo ra dư luận không tốt vì khi anh đã cổ phần hóa hóa thì một trong những mục tiêu quan trọng là đưa doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường một cách bình đẳng với các thành phần khác; tăng cường tính minh bạch của doanh nghiệp trong cơ chế hoạt động, tăng cường tính dân chủ trong quản trị doanh nghiệp. Do đó việc đề xuất các cơ chế có vẻ như không phù hợp với mục tiêu đó.

Tuy nhiên tôi xin nói trong phương án cổ phần hóa mà Hãng trình Bộ và Bộ đã tiếp trình Thủ tướng thì Vietnam Airlines chỉ xin 2 chính sách đã được Thủ tướng phê duyệt từ trước đây. Việc này là kế thừa các cơ chế đã có mà Chính phủ đã phê duyệt từ trước  chứ chúng tôi không xin thêm gì mới.

Cụ thể, về kiến nghị để lại phần thặng dư vốn thì Vietnam Airlines xin giữ lại phần thặng dư vốn phát hành thêm cổ phần tương ứng phần vốn Nhà nước để tăng vốn đầu tư của của Nhà nước khi công ty cổ phần tăng vốn điều lệ. Điều này hoàn toàn khác với thông tin cho rằng Vietnam Airlines xin để lại thặng dư vốn cho công ty cổ phần hoặc cho người mua cổ phần, tức như thế là tiền nhà nước đem cho cổ đông góp vốn.

Tiền này được doanh nghiệp giữ lại theo quy định, sau khi công ty cổ phần tăng vốn điều lệ thì chúng tôi sử dụng để góp bổ sung. Khi đó các cổ đông cũng phải tăng vốn theo tỷ lệ vốn góp của mình trong công ty cổ phần.

Chúng tôi xác định sau cổ phần hóa bản thân Vietnam Airlines cũng cần tăng thêm quy mô vốn chủ sở hữu nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai, vì vậy mới kiến nghị như trên để tăng vốn Nhà nước trong doanh nghiệp. Kiến nghị này là chính đáng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh với các dự án đã được phê duyệt trước đây.

Còn đề nghị duy trì bảo lãnh cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa là vì từ năm 2007 Thủ tướng đã quyết định Chính phủ sẽ cấp bảo lãnh cho các dự án mua tàu bay. Cho nên đây là những chính sách kế thừa chứ không phải xin mới. Chúng tôi khẳng định sau khi IPO thành công, sang công ty cổ phần thì việc xin hỗ trợ như vậy sẽ không còn.

Liên quan đến phần thặng dư vốn, trong trường hợp có thể cổ đông không tham gia thì phần vốn Nhà nước dự kiến tăng lên bao nhiêu, thưa ông?

   
  Bộ Giao thông vận tải đã trình phương án CPH Vietnam Airlines lên Chính phủ vào giữa tuần này  

- Về nguyên lý thì sau khi công ty cổ phần thành lập, muốn tăng vốn sẽ thông qua đại hội cổ đông lúc đó phương án sẽ được đăng ký, tùy thuộc mức độ tham gia của cổ đông. Vietnam Airlinescho rằng với cổ đông nhỏ lẻ thì theo tính tự nguyện, còn cổ đông chiến lược thì trong đàm phán từ đầu đặt vấn đề luôn là tiến trình cổ phần hóa của Vietnam Airlines, nhu cầu bổ sung vốn trong tương lai thế nào để có sự thỏa thuận hay hỗ trợ của cổ đông chiến lược.Cổ đông nhỏ lẻ thì tùy thuộc bối cảnh thị trường. Nếu thị trường chưng khoán tốt khoản đầu tư của họ có thể sinh lời,lúc đó mức đọ quan tâm sẽ khác.

Đối với khoản thặng dư dự kiến này sẽ được Vietnam Airlines hạch toán vào đâu trong trường hợp chưa tăng vốn?

- Khoản này được xác định là tiền nhà nước, doanh nghiệp phải hạch toán vào khoản “công nợ phải trả”. Cho đến khi Nhà nước xác định tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần thì mới được chuyển sang nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này thì hãng có trách nhiệm quản lý sử dụng theo các quy định của Nhà  nước, sẽ chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính, ví dụ như đóng băng tại một tài khoản ở Kho bạc hoặc doanh nghiệp được sử dụng nhưng phải trả chi phí vốn. Tuy nhiên chúng tôi muốn minh bạch đây là khoản công nợ phải trả trên tài khoản kế toán cho đến nhà nước quyết định tăng vốn tại doanh nghiệp.

Vietnam Airlines sẽ thuyết phục như thế nào được để Chính phủ đồng ý cơ chế này vì việc Vietnam Airlines thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc có lợi thế cạnh tranh hơn với các hãng hàng không nội địa?

- Nếu coi đây là tạo ra cạnh tranh hay tạo ra thế áp đảo các doanh  nghiệp hàng không khác trên thị trường thì không có cơ sở.

Hiện quy mô tổng tài sản của Vietnam Airlines  rất lớn, chúng tôi không chỉ hoạt động bằng vốn chủ sở hữu hơn 10 nghìn tỷ mà có đội máy thuê rất lớn, chiếm 50% tổng tài sản khai thác.

Con số kiến nghị ở đây là kỳ vọng, tối đa có thể thôi chứ không có sẵn, đừng nghĩ vậy. Kể cả có thì lượng này so với tổng tài sản thì không quá lớn. Nếu coi đây là cú hích để nâng cao năng lực cạnh tranh hay tạo ra chèn ép với các doanh nghiệp khác thì không có.

Ông đánh giá thế nào về mức khởi điểm 22.300 đồng/cổ phiếu của Vietnam Airlines đối với sự đón nhận của thị trường?

- Chúng tôi xây dựng trên căn cứ khả thi, đầu tiên là giá trị doanh nghiệp được định giá lại trong đó có giá trị phần vốn nhà nước được định giá lại và giá trị sổ sách kế toán phần vốn nhà nước. Ngoài ra có cân nhắc đến các yếu tố thị trường như thị trường chứng khoán, chỉ số hàng không so sánh với các hãng hàng không trong khu vực, trong đó xây dựng giá khởi điểm phải bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Hơn nữa đây không phải là giá do Vietnam Airlines tự đề xuất mà dựa trên tư vấn quốc tế định gía và công ty BSC đề xuất giá khởi điểm. Chúng tôi kỳ vọng đây là mức hợp lý và được đón nhận.

Tin liên quan
Tin khác