Nếu nhìn vào bản công bố thông tin của Vissan với kế hoạch lợi nhuận sụt giảm rất mạnh sau 3 năm tới, không cam kết thời gian niêm yết rõ ràng và tỷ lệ sở hữu nhà nước còn tới 65% thì Vissan đã giảm tính hấp dẫn rất nhiều. Tuy nhiên, tiềm năng của một doanh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến phân phối thực phẩm tươi sống và chế biến gần như là duy nhất trên thị trường hiện nay nằm ở tiềm năng phát triển và giá trị thương hiệu.
Sức hút của Vissan thể hiện khi cả 3 ứng cử viên nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), Anco chuyên kinh doanh thức chăn nuôi gia súc và Proconco (Masan ) đều đăng ký hết số lượng cổ phiếu được chào bán tương ứng khoảng 14% vốn Vissan. Và trong đợt IPO đầu tháng 3 hầu hết các quỹ đầu tư, ngân hàng có tên tuổi đều đăng ký tham gia.
. |
Ông Mười chia sẻ: “Các con số trong bản công bố thông tin là đúng về lý thuyết và có hàm ý là đưa ra thử thách với nhà đầu tư. Nhưng thực tế và cảm nhận của cá nhân tôi thì con số có thể không phải như vậy. Vì nếu có sự cộng sức của đối tác, có phương án huy động vốn mới khi chuyển thành công ty cổ phần thì hiệu quả kinh doanh sẽ khác. Còn hiện nay, trong kế hoạch vẫn sử dụng vốn vay đầu tư thì phải tính lãi vào đầy đủ trong dự tính lợi nhuận”. Năm 2015, Vissan đạt kết quả khá tốt với doanh số đạt 100% kế hoạch 4.650 tỷ và lợi nhuận tốt nhất so với các năm trước. Vissan tập trung vào phân khúc trung và trung cao cấp và có tiềm năng sẽ phát triển thành công ty hàng đầu Việt Nam.
Hiện nay, ở Vissan tỷ trọng hàng thực phẩm tươi sống chiếm 40% nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao khoảng 4-8% phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường. Năm 2014, giá mua bình quân là 54.000/kg, năm 2015 còn 47.000 và hiện nay còn 44.000 trên giá thành chăn nuôi còn 39.000 đồng. Khi giá thành hạ thì biên lợi nhuận tăng lên.
. |
Nhưng ông Mười chia sẻ, lợi nhuận của chế biến hơn 30% nên cân đối tỷ suất lợi nhuận chung. Đánh giá về tác động của hội nhập, ông Mười phân tích do tập quán sử dụng thịt nóng nên dù Việt Nam tham gia TPP hay AEC thì hoạt động kinh doanh thịt tươi sống không bị ảnh hưởng nhiều nhưng mảng thực phẩm chế biến sẽ bị ảnh hưởng vì giá thành thịt ở các nước TPP thấp hơn trong nước tới 25%. Hiện nay, Vissan phải sử dụng nguồn thịt đông lạnh nhập khẩu để chế biến thực phẩm mới có thể cạnh tranh được.
Hiên nay, Vissan mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu thịt tươi sống, phần còn lại phải mua của các trang trại. Vissan làm nhạc trưởng trong việc kết nối các trang trại chăn nuôi, với thị trường, hệ thống phân phối. Nhờ lợi thế đó nên Vissan đang mua lại các trang trại. Do cơ cấu sử dụng thịt hiện nay là 75% thịt heo nên, bò 5% còn lại gia cầm 10% nên Vissan sẽ tập trung vào heo và bò.
Giá trị cốt lõi của Vissan là sản xuất và chế biến và theo xu thế truy xuất được nguồn gốc nên Vissan sẽ đầu tư cụm CN tại Long An 22,2 ha để di dời toàn bộ sản xuất về đây vào 2018. Toàn bộ văn phòng điều hành sẽ được chuyển về KCN Tân Tạo với 3,5 ha đất đã mua để xây dựng trung tâm Logistic điều hành hoạt động của công ty.
HIện tại, Vissan đã tái cấu trúc kênh phân phối hình thành 100 nhà phân phối là công ty tư nhân có kho, xe cộ, có tài chính nhận hàng của Vissan và tự tổ chức kênh phân phối bên dưới. HIện nay, có 130.000 điểm bán khác nhau trên toàn quốc và áp dụng công nghệ thông tin để quản lý hàng.
Về tiềm năng xuất khẩu sản phẩm, theo ông Mười do đặc tính ngành nghề và vùng nguyên liệu nên xuất khẩu còn hạn chế. Thế giới nhìn về thị trường châu Á là vùng còn tỷ lệ dịch tễ cao nên khó xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu của Vissan như chả giò chủ yếu là nhân hải sản và rau củ, ngoại trừ thị trường Nga xuất khẩu được sản phẩm chế biến từ thịt.