Doanh nghiệp
Xi măng Dầu khí 12/9 bí vốn làm dự án
Thế Hải - 06/10/2014 06:37
Khả năng xoay xở được nguồn vốn lên tới 500 tỷ đồng trong thời điểm hiện tại để hoàn thiện Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng 12/9 là vô cùng khó, khi xi măng không phải là lĩnh vực đầu tư cốt lõi của các cổ đông.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
DN ứng phó việc tấm lợp amiăng có thể gây ung thư
Thủ tướng đồng ý loại 5, hoãn 9 dự án xi măng
Không cấp phép dây chuyền xi măng dưới 2.500 tấn clinker/ngày

Bộ Xây dựng vừa đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục còn dở dang, để hoàn thành xây lắp Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng 12/9, tại Hội Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An.

   
  Khả năng xoay xở được 500 tỷ đồng để hoàn thiện Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng 12/9 là vô cùng khó  

Động thái trên của Bộ Xây dựng không nằm ngoài mục đích tránh cho Dự án phải ở lâu trong cảnh đầu tư xây dựng dở dang, hao tốn tiền của và giảm bớt thiệt hại về kinh tế trong đầu tư xây dựng cho chủ đầu tư, các đơn vị liên quan, cũng như địa phương.

Dự án do Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đầu tư nâng cấp; Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVNC) là đơn vị tổng thầu.

Khởi điểm từ dây chuyền xi măng lò đứng được đầu tư từ năm 1996 - 1997, công suất 90.000 tấn xi măng, sản phẩm chất lượng thấp và phải sử dụng nhiều lao động, nên Nhà máy Xi măng 12/9 rơi vào tình cảnh sản xuất - kinh doanh kém hiệu quả. Do đó, PVC và Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 đã hợp tác đầu tư để nâng cấp nhà máy, chuyển đổi dây chuyền từ lò đứng sang lò quay và nâng công suất từ 90.000 tấn lên 550.000 tấn xi măng/năm.

Được khởi công từ cuối năm 2009, nhưng đến giữa năm 2012, Dự án phải dừng lại vì thiếu vốn. Cho đến thời điểm ấy, vốn đầu tư của Dự án đã bị đội từ 814 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng, trong đó 777 tỷ đồng đã được giải ngân mua sắm máy móc, thiết bị. Và đến thời điểm này, Dự án vẫn chưa được khởi động lại và chưa biết bao giờ sẽ được tái khởi động vì thiếu vốn đầu tư.

Theo ông Nguyễn Đăng Tịnh, Giám đốc Công ty cổ phần  Xi măng Dầu khí 12/9, thời gian qua, Công ty vừa duy trì sản xuất trên dây chuyền xi măng công nghệ lò đứng cũ của Trung Quốc, vừa tập trung xây dựng dự án nâng cấp mới. Tuy nhiên, do dây chuyền cũ đã quá lạc hậu, nên sản xuất gặp nhiều khó khăn, Công ty đã nợ lương công nhân từ tháng 2/2014, nợ bảo hiểm từ tháng 6/2013, mỗi tháng công nhân chỉ làm 10-15 ngày.

Theo Văn bản số 4221/BB-DKVN ngày 24/6/2014 của PVN, Dự án đã nhập về 97% thiết bị máy móc và thực hiện xong 70% khối lượng xây dựng nhà máy. Như vậy, chỉ cần tiếp tục hoàn thành các hạng mục công trình, cân chỉnh thiết bị... là Dự án có thể đi vào vận hành.

Theo tính toán sơ bộ, để hoàn thành Dự án, cần phải đầu tư thêm ít nhất 500 tỷ đồng, chưa nói đến các khoản phát sinh từ việc để hiện trạng đầu tư dang dở quá lâu. Như vậy, tổng mức đầu tư của Dự án đến thời điểm này không dừng lại ở con số 1.100 tỷ đồng, mà đã lên tới hơn 1.300 tỷ đồng.

Nếu tính từ thời điểm Dự án tạm dừng lắp đặt thiết bị (tháng 6/2013) đến nay, số máy móc, thiết bị đã được lắp đặt tại nhà máy chắc chắn không còn nguyên vẹn. Sự lãng phí là điều ai cũng nhìn thấy, trong đó nặng nhất là lãi của khoản vay 400 tỷ đồng (mỗi tháng hơn 10 tỷ đồng).

Song yếu tố tiên quyết để Dự án được tiến hành tiếp là vốn, thì PVNC, doanh nghiệp nắm gần 97% cổ phần tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 không thể giải quyết được. Còn một cổ đông lớn khác là PVC, góp 23% cổ phần vào PVNC, cũng không khá hơn, do vướng chủ trương không đầu tư ngoài ngành.

Loại dự án xi măng ốm yếu ra khỏi quy hoạch ngành

Công cuộc thanh lọc các dự án xi măng không phù hợp Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn tới tiếp tục được Chính phủ và Bộ Xây dựng rà soát và thực hiện triệt để.

Tin liên quan
Tin khác