Tiêu dùng
28 địa phương phía Bắc đóng góp doanh thu xuất khẩu 120,7 tỷ USD
Hải Yến - 19/05/2024 09:30
Tổng kim ngạch xuất khẩu của 28 địa phương thuộc khu vực phía Bắc tước trong 6 tháng 2024 ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó, 24/28 địa phương trong vùng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.
Nửa đầu năm 2024, có 24/28 địa phương khu vực phía Bắc đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.

Số liệu ước tính về kim ngạch xuất nhập khẩu của các địa phương phía Bắc vừa được  công bố tại Hội nghị ngành Công thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc hôm 17/5.

Bộ Công thương cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, mặc dù bối cảnh cho phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, song sản xuất công nghiệp của 28 địa phương khu vực phía Bắc có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì đà tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung.

Có 25/28 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trưởng dương so với cùng kỳ, trong đó 11/28 địa phương có mức tăng trưởng từ 10% trở lên.

Dẫn đầu là Bắc Giang tăng 21%; Phú Thọ tăng 15,5%; Hà Nam tăng 15,4%; Quảng Ninh tăng 14%; Thanh Hóa tăng 14%; Hải phòng tăng 14%.Nam Định tăng 13,3%; Hải Dương tăng 12,3%; Nghệ An tăng 10%; Thái Bình tăng 10%; Tuyên Quang tăng 10%; Yên Bái tăng 9,2%; Điện Biên tăng 9,1%; Hưng Yên tăng 7%; Vĩnh phúc tăng 6,7%; Hòa Bình tăng 6,5%; Thái Nguyên tăng 6,2%...

Một số trung tâm công nghiệp khu vực phía Bắc đã khôi phục đà tăng trưởng công nghiệp như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội.

Các địa phương đạt tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn khu vực đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ: Hải Phòng đạt 16 tỷ USD, chiếm 13,3%, tăng 21%; Thái Nguyên đạt 17,8 tỷ USD, chiếm 14,7%, tăng 34%; Bắc Giang đạt 16,5 tỷ USD, chiếm 13,7%, tăng 22%; Hà Nội đạt 9,2 tỷ USD, chiếm 7,6%, tăng 13,9%; Vĩnh Phúc đạt 8,6 tỷ USD, chiếm 7,1%, tăng 23,2%; Phú Thọ đạt 6,56 tỷ USD, chiếm 5,4%, tăng 29,9%; Thanh Hóa đạt 3,1 tỷ USD, chiếm 2,6%, tăng 30,9%...

Trong năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đạt  221,5 tỷ USD, tăng 1,7% so với năm 2022, cao hơn mức giảm 4,4% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Một số địa phương có tăng trưởng xuất khẩu cao so với năm 2022 gồm: Gồm: Lạng Sơn tăng 2,6 lần; Cao Bằng tăng 2,4 lần; Hà Tĩnh tăng 36,35%; Hà Nam tăng 35,8%;Điện Biên tăng 29,4%; Bắc Giang tăng 22,3%; Nghệ An tăng 22,3%; Bắc Kạn tăng 21,3%; Lai Châu.

Trong số các địa phương chiếm tỷ trọng cao của toàn khu vực chỉ có 4 địa phương có mức tăng trưởng dương (Hải Phòng đạt 31 tỷ USD, chiếm 14%,tăng 6,9%; Bắc Giang đạt 27,4 tỷ USD, chiếm 12,4%, tăng 22,3%; Vĩnh Phúc đạt 16,3 tỷ USD, chiếm 7,3%, tăng 10,3%; Hà Nam đạt 7,5 tỷ USD, chiếm 3,4%,tăng 35,8%).

Đạt kim ngạch xuất khẩu thấp hơn năm 2022 có Bắc Ninh 40,3 tỷ USD, chiếm 18,2%, giảm 10,6%; Thái Nguyên 27 tỷ USD, chiếm 12,3%, giảm 9,2%; Hà Nội 16,7 tỷ USD chiếm 7,5% giảm2,4%; Phú Thọ 10,8 tỷ USD, chiếm 4,9%, giảm 11,1%; Hải Dương 9,8 tỷUSD, chiếm 4,4%, giảm 6,3%.

Chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu khu vực phía Bắc năm 2023 đạt 207,45 tỷUSD, chiếm 63% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, giảm 1,3% so với năm2022, thấp hơn mức giảm 8,9% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Các địa phương có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn, chiếm tỷ trọng cao trong khu vực là:Hà Nội đạt 37,7 tỷ USD, chiếm 18,2%, giảm 8,1%; Bắc Ninh đạt 33,3 tỷ USD,chiếm 16,1%, giảm 13,4%; Hải Phòng đạt 30 tỷ USD, chiếm 14,5%, tăng 8,3%;Bắc Giang 25 tỷ USD, chiếm 14,1%, tăng 19,4% ...

 

Tin liên quan
Tin khác