Tài chính - Chứng khoán
Ẩn số cổ phiếu FCN sau cú bắt tay FPT
Chí Tín - 25/07/2014 07:29
Chỉ là một công ty tầm trung trên thị trường chứng khoán, nhưng Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm Fecon (mã FCN, sàn HOSE) luôn thu hút sự chú ý của giới đầu tư bằng những quyết định đầu tư táo bạo.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
FPT chưa từng thảo luận với Apple về việc M&A
FECON đầu tư hệ thống SAP ERP trị giá 2,5 triệu USD
Ông Trương Đình Anh chính thức rời khỏi FPT
FECON lọt Top 3 DN kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
Ngân hàng phát triển Nhật Bản đầu tư chiến lược vào FECON
FPT gây sốc bằng clip bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc bằng "cáo phó"
FECON vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất tại VN

Động thái gây chú ý nhất của Fecon mới đây là thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) trong Dự án Hệ thống quản trị SAP ERP trị giá 2,5 triệu USD. SAP ERP là Dự án hợp tác trong lĩnh vực quản lý nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning).

   
  Fecon thu hút sự chú ý của giới đầu tư bằng những quyết định đầu tư táo bạo  

Rõ ràng, với một công ty tầm trung như Fecon, việc bỏ ra một khoản đầu tư hàng triệu USD cho một sản phẩm có tính chuyên sâu phục vụ hoạt động quản trị, như SAP ERP có thể coi là một khoản đầu tư khá “chịu chơi”.

Điều này cho thấy tham vọng của Fecon không hề nhỏ trong việc hướng đến xây dựng một hệ thống quản trị chuyên nghiệp để vượt lên một tầm vóc lớn hơn.

Theo kế hoạch, Dự án được chia làm 3 giai đoạn, kéo dài trong 18 tháng (từ tháng 7/2014 đến tháng 12/2015). Trong đó, giai đoạn I kéo dài 8 tháng, tập trung vào xây dựng các phân hệ quản lý trong hệ thống. Giai đoạn II kéo dài 4 tháng, với Phân hệ Quản lý thông tin khách hàng, dự án, cơ hội (SAP Sales on Demand Plus Revegy). Giai đoạn III kéo dài 6 tháng, với các phân hệ Quản lý nghiên cứu và Phát triển, Quản lý công cụ lập kế hoạch, Báo cáo quản trị thông minh.

Theo bà Đặng Tuyết Thương, Giám đốc Chiến lược của Fecon, Công ty đã tìm hiểu về các giải pháp ERP hơn nửa năm qua và nhận thấy những ưu điểm vượt trội của ứng dụng quản trị ERP SAP, nên đi đến quyết định đầu tư hệ thống ERP.

Đây không phải lần đầu tiên, Fecon tỏ ra mạnh tay trong các khoản đầu tư nhắm tới những tham vọng lớn. Hồi đầu năm 2014, Fecon đã tung tiền mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược tại 2 doanh nghiệp lớn của ngành giao thông, với khoản đầu tư 70 tỷ đồng vào Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) và 6,25 tỷ tổng vào Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông - vận tải (Tedi).

Đây là 2 công ty hàng đầu ngành giao thông, trong đó, Cienco1 là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực thi công, còn Tedi là thương hiệu hàng đầu trong mảng tư vấn thiết kế.

Động thái trên của Fecon cũng đã thể hiện nước cờ táo bạo của công ty này trong cuộc đại tiến quân vào lĩnh vực giao thông.

Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT Fecon cho biết, Tedi là đơn vị tham gia thiết kế hầu hết các dự án lớn của ngành giao thông, nên việc trở thành cổ đông chiến lược của Tedi đồng nghĩa với một cơ hội lớn cho Fecon trong việc đưa các công nghệ sở trường của mình vào công trình giao thông ngay từ khâu thiết kế.

Trước đó, Fecon cũng được biết đến bởi những khoản đầu tư “không giống ai”, nhưng đều đầy tính sách lược. Chẳng hạn, công ty này từng là doanh nghiệp đầu tiên thành lập một viện nghiên cứu nằm ngay trong doanh nghiệp. Đó là Viện Nền móng và Công trình ngầm (FECON INS). Viện nghiên cứu nằm trong doanh nghiệp đang trở thành một mô hình khá thú vị, tạo sức hấp dẫn cho việc say mê nghiên cứu khoa học, bởi công trình nghiên cứu nếu thực sự có tính hiệu quả thì sẽ lập tức được ứng dụng ngay. Đây cũng là một môi trường lý tưởng cho việc kích thích sức sáng tạo.

Hiện tại, mô hình viện nghiên cứu trong doanh nghiệp đã bắt đầu lan tỏa sang một số doanh nghiệp khác. Mới đây, Tập đoàn Công nghệ CMC cũng có mô hình tương tự, khi thành lập Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC (CIST).

Ông Nguyễn Kim Cương, Viện trưởng CIST cho biết, với tư cách là một viện nghiên cứu nằm trong doanh nghiệp, CIST có điều kiện và cơ hội nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, qua đó tập trung được nguồn lực, phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển, đáp ứng đúng những cái thị trường đang cần.

Trở lại câu chuyện liên quan đến Fecon, cổ phiếu FCN của công ty này trong 2 năm qua luôn có nhịp đi lên khá đều đặn. Nếu tại thời điểm giữa năm 2012, cổ phiếu FCN mới ở mức giá dưới 9.000 đồng/cổ phiếu, thì nay đã tăng lên 25.000 đồng/cổ phiếu.

Hồi đầu năm 2014, từ tháng 1 đến tháng 3/2014, cổ phiếu FCN đã có một nhịp tăng giá mạnh từ mốc 17.000 đồng/cổ phiếu lên trên 26.000 đồng/cổ phiếu. Sau một giai đoạn điều chỉnh từ cuối tháng 3 đến hết tháng 5, thì từ đầu tháng 6 đến nay, FCN lại trong xu hướng tăng giá trở lại và cơ hội đi lên của cổ phiếu FCN có thể vẫn còn sau quyết định táo bạo của Fecon trong Dự án Hệ thống quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp SAP ERP.

Tin liên quan
Tin khác