Doanh nghiệp ngoài nhà nước đang đứng đầu về số lượng doanh nghiệp, thu hút lao động nhiều nhất nhưng lại trả lương thấp nhất |
Kết quả báo cáo này đã được thông tin tại hội thảo khoa học quốc gia “Xu hướng phát triển của lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội.
Cụ thể, tốc độ thu hút lao động từ khối Doanh nghiệp ngoài nhà nước được cho là gia tăng đáng kể. Điều này thể hiện qua con số, nếu năm 2010 có gần 6 triệu lao động thì năm 2016, số lao động làm việc trong khối Doanh nghiệp ngoài nhà nước đã tăng lên hơn 8,4 triệu lao động, chiếm 38,3% tổng số lao động làm công ăn lương của cả nước tương ứng mức tăng bình quân mỗi năm khoảng 350.000 người.
Điều này tương ứng tốc độ gia tăng của các Doanh nghiệp ngoài nhà nước. Báo cáo cho thấy, năm 2007, Doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ có khoảng hơn 140 nghìn doanh nghiệp, thì đến năm 2015 đã có hơn 427 nghìn doanh nghiệp, tăng 3 lần và chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp cả nước.
Xét về tiền lương, so với 2 loại hình doanh nghiệp khác là doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Nhà nước (Doanh nghiệp ngoài nhà nước) thì mức lương trả cho khối Doanh nghiệp ngoài nhà nước được xem là thấp nhất so với 2 loại hình doanh nghiệp trên.
Báo cáo đã chỉ ra, thu nhập bình quân một tháng của lao động trong Doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ bằng khoảng 57% thu nhập tương ứng của lao động trong Doanh nghiệp ngoài nhà nước ở năm 2014.
Đây cũng là lý do giải thích vì sao năng suất lao động bình quân hàng năm/lao động trong Doanh nghiệp ngoài nhà nước đứng ở vị trí thấp nhất trong giai đoạn 2011-2014.
Theo ông Nguyễn Văn Thuật, Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội, thành viên nhóm nghiên cứu thì thực trạng này là rất đáng lo ngại vì nó cản trở khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung trong khi, loại hình Doanh nghiệp ngoài nhà nước là lực lượng kinh tế có số lượng doanh nghiệp đông nhất.
Nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động trong khối này thấp được chỉ ra do chất lượng lao động yếu, lương thấp dẫn tới họ không có động lực tăng năng suất, bên cạnh đó là môi trường kinh doanh và thể chế kinh tế thị trường ít nhiều còn có sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.
“Số liệu thống kê cho thấy, nước ta vẫn đang trong thời kỳ dân số “vàng”, nhưng thực tiễn lại cho thấy chỉ “vàng” về số lượng, chứ chưa “vàng” về chất lượng bởi hiện có hơn 43 triệu người trong lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 79,1%), trong khi chỉ có 11,3 triệu người đã được đào tạo (chiếm 20,9%). Những con số này phản ảnh chung là lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động trong nền kinh tế lại thấp và do đó dẫn đến năng suất lao động thấp và lao động giá rẻ là lẽ đương nhiên”, ông Thuật nhấn mạnh.
Nhìn trên bình diện cơ cấu lao động cho thấy, năm 2015, số lao động làm việc trong công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn 53% và lao động trong công ty cổ phần đứng ở vị trí thứ hai, chiếm gần 41% tổng số lao động trong Doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều này cho thấy, tại Việt Nam, 2 hình thức doanh nghiệp này được xem là phát triển mạnh nhất trong loại hình Doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Mặc dù đây là khối doanh nghiệp có mức lương chi trả thấp nhưng xét về xu hướng thì đây sẽ là khối doanh nghiệp giải quyết việc làm cho người lao động thời gian tới.
Báo cáo này đã đưa ra dự báo, số lao động làm việc trong Doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ đạt khoảng 12.845 nghìn người vào năm 2022, 16.020 nghìn người vào năm 2026 và 19.400 nghìn người vào năm 2030. Tính bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, cầu lao động trong Doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ tăng bình quân 733.000 lao động/năm.
“Vấn đề việc làm có thể không còn là môi lo ngại lớn nhất vì mỗi năm chúng ta có 1 triệu lao động bước vào thị trường lao động, trong khi, mức tăng bình quân theo dự báo là hơn 700.000 lao động cho khối Doanh nghiệp ngoài nhà nước, đó là chưa kể số lao động làm việc ở 2 loại hình còn lại. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng hàng ngày hàng giờ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề cần quan tâm nhất thời điểm hiện tại là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây cũng là chìa khóa giúp nền sản xuất của Việt Nam phát triển”, ông Thuật nhấn mạnh.