Những thách thức vẫn còn tồn đọng trong hoạt động logistics
Trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, chi phí logistics tại Việt Nam luôn là một bài toán khó khăn của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc tìm kiếm giải pháp và cải thiện chi phí trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Một trong những thách thức của doanh nghiệp FMCG đó là chi phí cố định cho trung tâm phân phối (DC), đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của các kênh mua sắm, nhu cầu vận chuyển và chi phí lưu kho hàng hóa tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, các DC thường tập trung chủ yếu ở cảng hoặc những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội,... Sự tập trung của các địa điểm DC cùng với các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong cùng khu vực lân cận đã đẩy giá cho thuê bất động sản công nghiệp lên cao.
Theo thống kê trên nền tảng Wareflex, giá thuê kho trung bình ở khu công nghiệp tại TP.HCM cao hơn 40% so với giá thuê kho trung bình tại các tỉnh khác ở khu vực phía Nam.
Nguyên nhân là các khu vực gần cảng hoặc thành phố lớn được coi là vị trí chiến lược quan trọng để có khả năng kết nối cao hơn. Việc có các trung tâm phân phối ở đây mang lại khả năng tiếp cận thuận tiện với các nhà cung cấp dịch vụ và kết nối nhanh chóng với các kênh phân phối chính.
Tuy nhiên, điều này cũng gây ra vấn đề tắc nghẽn nghiêm trọng. Những khu vực này thường có nhu cầu thuê lớn, tạo nên sự cạnh tranh cao. Sự khan hiếm không gian lưu trữ cũng đồng nghĩa với việc các công ty FMCG phải trả giá cao hơn để thuê kho phù hợp với nhu cầu của họ.
Quản lý logistics của một công ty đã chia sẻ, công ty đang phải chi hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho trung tâm phân phối gần Cảng Cát Lái. Trong những mùa cao điểm, công ty có thể tận dụng hết 100% công suất kho để đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên, trong những mùa thấp điểm, chỉ có khoảng 65% công suất được sử dụng. Tình trạng này đã gây ra một số chi phí không cần thiết cho công ty.
Thêm vào đó, việc các DC tập trung ở thành phố lớn không chỉ ảnh hưởng đến chi phí thuê mà còn làm tăng chi phí vận chuyển đến các điểm phân phối nhỏ lẻ, đặc biệt là các tỉnh như Mê Kông, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
Để giảm chi phí, doanh nghiệp FMCG luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tối ưu như áp dụng Full-Truck-Load (FTL). Phương pháp này cho phép tận dụng tối đa sức chứa của xe tải để giảm thiểu chi phí.
Tuy nhiên, phương pháp FTL cũng có nhược điểm là kéo dài thời gian giao hàng. Thay vì vận chuyển hàng hoá ngay khi có sẵn, doanh nghiệp phải chờ đến khi có đủ hàng để lấp đầy xe tải. Quá trình này có thể mất thời gian đáng kể và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Có thể thấy, doanh nghiệp FMCG đang phải cân nhắc đánh đổi giữa các loại chi phí và thời gian giao hàng. Đây là một bài toán khó khăn cần được giải quyết.
Chiến lược logistics thông minh để trụ vững trong thị trường FMCG
Nhìn chung, mô hình logistics truyền thống trong ngành FMCG thường dựa trên các DC cố định. Điều này tạo ra hạn chế trong việc phục vụ các khu vực khác nhau và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Theo các chuyên gia, để duy trì và thành công trên thị trường FMCG, doanh nghiệp cần áp dụng những chiến lược phát triển logistics thông minh.
Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề về thời gian giao hàng là xây dựng thêm cơ sở lưu trữ ở những vị trí chiến lược. Điều này giúp giảm tải và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho mạng lưới nhà kho lưu trữ có thể khá đáng kể. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng dịch vụ thuê kho vệ tinh với mức giá hợp lý hơn.
Nền tảng Wareflex để doanh nghiệp tìm kiếm các dịch vụ logistics linh hoạt theo nhu cầu |
Ông Rajnish Sharma, Giám đốc điều hành Wareflex chia sẻ, mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang thuê kho vệ tinh, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa biết hoặc còn e ngại mở rộng mạng lưới phân phối do vấn đề khó kiểm soát nhiều kho cùng lúc, từ đó tăng chi phí quản lý. Vì lý do này, Công ty Wareflex của ông đã đầu tư vào công nghệ và phát triển các hệ thống WMS, OMS, TMS để hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và vận hành các kho hàng một cách hiệu quả.
Wareflex được xem là một nền tảng hàng đầu để doanh nghiệp tìm kiếm các dịch vụ thuê kho linh hoạt theo nhu cầu của họ. Bằng cách sử dụng Wareflex, các doanh nghiệp có thể tìm thấy các giải pháp lưu trữ và phân phối hàng hóa tùy chỉnh, đáp ứng đúng nhu cầu của họ mà không phải đầu tư quá nhiều vào việc sở hữu và quản lý nhà kho riêng.