| ||
Khu công nghiệp Lai Vu hoang vu vì người dân khiếu kiện |
Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, đa số đại biểu đã không thông qua Luật Đất đai.
Nhiều ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một đạo luật quan trọng, tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và mọi tầng lớp nhân dân, một số nội dung của dự thảo Luật có liên quan đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, và hiện còn nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm hiện vẫn chưa thống nhất được ý kiến là các vấn đề về sở hữu đất đai, việc thu hồi đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư...
Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp trong thời gian qua.
Chính vì vậy, những vấn đề có liên quan sở hữu đất đai, việc thu hồi đất, giá đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ không thể giải quyết từ gốc các mâu thuẫn phát sinh có liên quan đến đất đai.
Số liệu từ Thanh tra Chính phủ cho thấy, trong số 528 (gồm 509 vụ khiếu nại, 19 vụ tố cáo) thì khiếu kiện liên quan đến đất đai chiếm tới 80%. Và sau hơn 1 năm quyết liệt vào cuộc xử lý đã có 88% vụ việc được giải quyết. Để có kết quả này, thời gian qua, Thanh tra đã kiến nghị nhiều giải pháp để giải quyết, hỗ trợ quyền lợi, khắc phục khó khăn cho người dân với tổng số tiền lên tới gần 1.400 tỷ, hàng trăm ha đất và nhà tái định cư.
Cũng theo số liệu tổng hợp của Thanh tra Chính phủ, từ năm 2003 đến năm 2010, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai bình quân hàng năm chiếm 69,79%.
Nội dung khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính trong quản lý đất đai chủ yếu tập trung: khiếu nại các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm khoảng 70%; về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hữu Tuấn