Tiêu dùng
Hà Nội đắt hàng xe ôm có đồng hồ tính cước
Thông Chí - 08/12/2014 20:40
Tại cổng xe vào của bến xe Mỹ Đình, hàng chục xe ôm mặc đồng phục các công ty chờ đón khách. Loại hình xe ôm có đồng hồ tính cước được nhiều khách hàng lựa chọn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
TP.HCM có dịch vụ “xe ôm” online
Xe ôm đệ nhất Hà Thành: Thu 30 triệu/tháng
   
  Loại hình xe ôm có đồng hồ tính cước được nhiều khách hàng Hà Nội lựa chọn.  

Tại cổng xe vào của bến xe Mỹ Đình, hàng chục xe ôm mặc đồng phục các công ty chờ đón khách. Chốc chốc, một khách đi ra, sau một vài lời mời gọi vị khách chọn một xe ôm. Trong lúc trao đổi, khách không hỏi tiền và tài xế xe ôm nói ngắn gọn: “Khoảng 40 chục nghìn chị ạ, sau này khi đến nơi sẽ có đồng hồ tính cước cho chị”…

Mô hình xe ôm - taxi bắt đầu từ năm 2012 tại TP. Hồ Chí Minh, nay đã trở thành mô hình phổ biến tại Hà Nội. Hiện nay, tại Hà Nội, có khoảng chục công ty chuyên kinh doanh loại hình này. Xe máy được các công ty đầu tư, các tài xế của các hãng xe được trả theo tháng với 70% tổng thu nhập từ khách hàng, 30% còn lại của công ty. 

Theo nhiều tài xế của mô hình xe ôm-taxi, từ khi chuyển từ xe ôm tự do vào trong các công ty, họ có thu nhập ổn định hơn, ngoài ra nếu có nhu cầu thì sẽ được đóng bảo hiểm.

Điều tạo nên uy tín cho mô hình này là đi xe ôm nhưng có bảng tính tiến tự động như taxi. Ngoài ra, các công ty hoạt động còn thiết lập đường dây nóng để khách hàng phản ánh những bật cập như chạy vòng vèo tăng cước hay thái độ phục vụ.

Là mô hình vận tải mới được nhiều khách hàng đón nhận, tuy nhiên, phân khúc này đang có sự cạnh tranh khốc liệt khi tại Hà Nội có khoảng 10 công ty theo mô hình này đang hoạt động.

Theo ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP. Hà Nội, đây là hình thức vận chuyển mới, tính tiền với khách hàng minh bạch và an toàn.

“Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích cho các lái xe cũng nhu phục vụ tốt nhu cầu đi lại của hành khách, các hãng Motor-taxi cần xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, có bản sắc riêng để cạnh tranh trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty theo mô hình này đi vào hoạt động”, ông Liên nói.

Lãnh đạo chính phủ cũng đi bằng xe ôm

Trong bối cảnh cân đối ngân sách khó khăn, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, việc mua xe công từ nhiều năm nay đã được thắt chặt nghiêm ngặt, nhiều lãnh đạo đi taxi và xe ôm. Tuy nhiên, bên cạnh siết chi thì tiết kiệm nhất vẫn phải là đầu tư hiệu quả.

Thất nghiệp, trí thức chạy xe ôm kiếm sống

(baodautu.vn) Tình hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khó khăn, cắt giảm nhân sự đã khiến không ít lao động có bằng cấp cũng thất nghiệp, ra đường bươn chải đủ nghề để kiếm sống, kể cả làm xe ôm.  Tỷ lệ thất nghiệp ít nhất cũng phải 4% Đừng dồn gánh nặng lên doanh nghiệp

Tin liên quan
Tin khác