Thư viện ảnh
Họp báo Diễn đàn M&A 2016: M&A trong không gian kinh tế mở
Chí Cường - 25/07/2016 16:14
Sáng ngày 25/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức "Diễn đàn M&A 2016: M&A trong không gian kinh tế mở" đã tổ chức họp báo công bố các nội dung, hoạt động của Diễn đàn.
Đồng hành cùng sự phát triển của thị trường, trong 7 năm qua, Diễn đàn thường niên M&A Việt Nam do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM tổ chức dưới dự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thu hút sự tham dự của hơn 300 diễn giả là các chuyên gia hàng đầu về M&A của Việt Nam và quốc tế, trên 3.000 lãnh đạo cấp cao của các công ty nước ngoài, quỹ đầu tư quốc tế, tổng công ty nhà nước và tập đoàn tư nhân đang hoạt động tại Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc Họp báo, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng các cơ hội được mở ra từ hội nhập quốc tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế nhằm đảm bảo phát triển nhanh và bền vững đang trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết đối với chính phủ, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Việc xóa bỏ các rào cản để thúc đẩy thị trường M&A phát triển lành mạnh, trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu và yếu tố thúc đẩy tái cấu trúc hiệu quả nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ nói trên.
Đồng hành cùng sự phát triển của thị trường, trong 7 năm qua, Diễn đàn thường niên M&A Việt Nam do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty AVM tổ chức dưới dự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thu hút sự tham dự của hơn 300 diễn giả là các chuyên gia hàng đầu về M&A của Việt Nam và quốc tế, trên 3.000 lãnh đạo cấp cao của các công ty nước ngoài, quỹ đầu tư quốc tế, tổng công ty nhà nước và tập đoàn tư nhân đang hoạt động tại Việt Nam.
ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, trong thập kỷ qua, M&A nổi lên như 1 kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần làm đa dạng hóa các kênh thu hút vốn của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, thông qua các thương vụ M&A, năng lực quản trị của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao.

Ông Đặng Xuân Minh Tổng giám đốc Công ty AVM, Phó Trưởng Ban tổ chức cho biết, đi đầu các thương vụ M&A trong năm qua là ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng, chiếm tới 38,46% tổng giá trị. Trong đó quy mô của hai thương vụ M&A từ Thái Lan đã chiếm 24,8% giá trị M&A năm 2015 và nửa đầu 2016.

Năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, hoạt động M&A tiếp tục diễn ra sôi động. Giá trị các thương vụ trong năm 2015 đạt 5,2 tỷ USD và nửa đầu năm 2016 đạt trên 3 tỷ USD với nhiều thương vụ M&A có quy mô lên đến tỷ USD, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế.
Các ngành bán lẻ, công nghiệp tiêu dùng, bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam. Đây cũng là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư có tiềm lực trong nước.  Ngành ngân hàng đã bước vào ổn định dần sau các thương vụ tái cấu trúc và sắp xếp của ngân hàng nhà nước và phát triển thêm xu hướng đầu tư vào các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tài chính tiêu dùng.
Nhóm nghiên cứu MAF dự báo, trong năm 2016, giá trị M&A và có tính chất M&A tại Việt Nam có thể đạt mốc 6 tỷ USD, tức là xác lập kỷ lục mới. Không chỉ xác lập kỷ lục về giá trị, năm 2015 và nửa đầu năm 2016, đã xuất hiện các thương vụ M&A tỷ USD, những thương vụ có tác động lớn đến nhiều ngành, nhiều thị trường và nền kinh tế nói chung.

Thái lan, Nhật bản, Singapore vẫn là những người mua chủ yếu tại thị trường Việt nam. Trong khi Nhật bản tham gia đầu tư chiến lược vào các công ty hàng không, xăng dầu, dược phẩm, thì Singapore nổi lên với những thương vụ bất động sản thương mại, và Thái lan tiếp tục tập trung vào mảng bán lẻ với mục tiêu mở rộng thị trường.

Diễn đàn cũng sẽ là cầu nối giữa các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo tiền đề cho việc hình thành các thương vụ mới", Thứ trưởng Đặng Huy Đông phát biểu.
Theo Nhóm nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF), hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2015 đã trở lại mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm 2012. Đặc biệt, 7 tháng đầu năm 2016, giá trị các thương vụ M&A đã vượt mốc 3 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015 và dự báo năm nay sẽ là một năm sôi động cho các giao dịch M&A tại Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao Diễn đàn thường niên M&A Việt Nam và tin tưởng rằng Diễn đàn năm nay sẽ tập trung đánh giá đúng những cơ hội và thách thức mới, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A, đảm bảo cho thị trường M&A phát triển thuận lợi, mặt khác hạn chế được những tác động tiêu cực, bất lợi từ các thương vụ M&A như xu hướng thâu tóm, triệt tiêu thương hiệu nội, trốn thuế trong quá trình chuyển nhượng, mua bán doanh nghiệp.

Tin liên quan
Tin khác