Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch. Tỷ số này thông thường là 104 - 106/100 và nhìn chung ổn định qua thời gian và không gian giữa các châu lục, quốc gia, khu vực.
Ảnh minh hoạ. |
Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số này chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ ý ở một mức độ nào đó và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe doạ sự ổn định dân số.
Trong giai đoạn đầu từ năm 1999 đến năm 2005, xu hướng biến động SRB của Việt Nam không rõ ràng và dường như dao động trong khoảng 104 đến 109 bé trai/100 bé gái.
Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, SRB của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng đáng kể. Năm 2021, SRB giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2020 (tương ứng là 112,0 bé trai/100 bé gái so với 112,1 bé trai/100 bé gái).
Như vậy từ năm 2009 đến nay, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về hệ lụy của sự mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng tình trạng này dường như chưa được khắc phục nhiều.
Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ trong tương lai, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, gia đình, dòng tộc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, gây hệ lụy cho sự phát triển bền vững.
Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan thông tin đại chúng cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Việc lựa chọn giới tính trước sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc.
Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam cũng đã chỉ ra các hệ lụy trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay.
Rõ ràng là tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái quan sát được gần đây ở nhiều quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai.
Cấu trúc dân số trong những thập kỷ tới sẽ mang dấu ấn của việc lựa chọn giới tính hiện tại, với quy mô dân số nam vượt trội trong một thời gian dài.
Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân.
Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ do tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời.
Trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân là những khả năng có thể xảy ra trong tương lai do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn.
Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai, nhất là trên thực tế, các xã hội này đều có hệ thống gia đình phụ hệ (theo họ cha) và trước kia hầu hết nam giới đều lập gia đình. Thực trạng đáng quan ngại trên đòi hỏi cần các biện pháp quyết liệt hơn nữa nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Tại Tọa đàm Mất cân bằng giới tính khi sinh và khuyến nghị quản lý nhà nước do Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế tổ chức ngày 20/6, TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng cục trưởng cho hay, tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn so với các nước nhưng tăng nhanh và lan rộng.
Ông Hoàng cho biết hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ngay từ lần sinh đầu tiên hoặc ở những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào.
Tình trạng mất cân bằng giới tính cũng xuất hiện nhiều ở những cặp vợ chồng có học vấn cao và điều kiện kinh tế khá giả.
Theo ông Hoàng, Việt Nam có 2 nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng giới tính. Bên cạnh việc nhiều người vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, một nguyên nhân khác nổi lên gần đây là nhiều gia đình lạm dụng khoa học kỹ thuật để lựa chọn giới tính thai nhi.
Tại Việt Nam, hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh trở thành thách thức từ đầu những năm 2000, đặc biệt rõ rệt hơn từ năm 2006, khi tỷ số này tăng lên 109 bé trai/100 bé gái.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ số này ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Với tỷ lệ này, Việt Nam dự kiến dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu người vào 25 năm sau đó.
Theo các nhà khoa học xã hội, hiện tượng này có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân.
Nam giới trẻ bị dư thừa có thể gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm bạn đời, phải trì hoãn lập gia đình hoặc sống độc thân. Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai.
Để hạn chế hậu quả nói trên, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, dưới 109.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Dân số, mục tiêu này rất khó khăn. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải giảm 0,4 điểm phần trăm, trong khi con số này từ 8 năm trước chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm.
Đầu những năm 2000s, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam có dấu hiệu mất cân bằng và ngày càng thể hiện rõ rệt hơn ở giữa những năm 2000s và trở lên mất cân bằng nghiêm trọng.
Tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam xuất hiện chậm hơn 2 đến 3 thập kỷ so với một số nước trong khu vực nhưng tốc độ gia tăng hàng năm lại nhanh và phạm vi ngày càng rộng.
Mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ. Các nhà khoa học đã dự báo, nếu tình trạng này không được giải quyết thì nước ta sẽ dư thừa từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu nam giới vào năm 2050.
Điều này sẽ tác động trực tiếp, sâu sắc vào cơ cấu dân số nước ta và dẫn đến những hệ lụy sâu rộng, lâu dài cho các vấn đề xã hội, giống nòi, quốc gia dân tộc.
Trong những năm qua, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cũng như ngành dân số trong cả nước đã tham mưu với các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, thực hiện nhiều chương trình, đề án can thiệp nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta vẫn cao.
Như vậy, làm thế nào để khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng và đưa về mức tự nhiên vẫn là câu hỏi lớn và thường trực của ngành dân số nước ta.