Doanh nghiệp
Làm thương hiệu kém, doanh nghiệp hụt hơi
Nhã Nam - 05/10/2016 08:34
Câu hỏi “đâu là điểm yếu chết người của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” cuối cùng đã tìm được câu trả lời tại cuộc tọa đàm “Chia sẻ cơ hội - Gặt hái thành công”, được tổ chức mới đây tại Hà Nội và TP.HCM.

Làm thương hiệu kém, doanh nghiệp hụt hơi

Có một điểm chung khá thú vị trong chia sẻ của các doanh nghiệp Việt Nam tại cuộc tọa đàm “Chia sẻ cơ hội - Gặt hái thành công”, do Chương trình CEO - Chìa khóa thành công tổ chức mới đây, đó là họ cùng đang rất yếu trong công tác “làm thương hiệu”.

“Doanh nghiệp chúng tôi đã có mặt trên thị trường 17 năm, sản phẩm tốt, giá tốt…, nhưng vẫn không thể cạnh tranh được với các đối thủ do không có nhiều chi phí làm thương hiệu”, bà Nguyễn Thị Xuân Hồng, Giám đốc Công ty Sản xuất Hiệp Hưng, đơn vị sản xuất nồi cơm điện đầu tiên tại Việt Nam thẳng thắn.  

Chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông thương hiệu Hoàng Hải Âu, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hoanggia Mediagroup, Tổng đạo diễn Chương trình CEO - Chìa khóa thành công chia sẻ với các doanh nhân về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, chủ doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thang nâng người, nâng hàng và máy cắt bê tông sản xuất tại Đài Loan cho biết, doanh nghiệp của bà đang kinh doanh mặt hàng quá chuyên biệt và sản xuất tại nước ngoài nên gặp rất nhiều khó khăn về giá. “Hơn nữa, cũng do người dân trong nước có thói quen sử dụng dàn giáo trong xây dựng nên doanh nghiệp kinh doanh vô cùng khó khăn. Chương trình có cách gì để hỗ trợ doanh nghiệp làm truyền thông thương hiệu?”, bà Hằng đặt câu hỏi.

Còn bà Diệp Hà, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế Orgen thắc mắc, mặc dù nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm của Công ty ngày càng tăng cao, nhưng do đội ngũ bán hàng yếu, truyền thông thương hiệu không hiệu quả, nên đã bị đối thủ vượt mặt. “Chúng tôi phải làm thế nào để đội ngũ bán hàng mạnh lên và có một chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả?”, bà Diệp Hà phân vân.

Trên thực tế, đó là những câu hỏi mà các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Tọa đàm đặt ra với các chuyên gia tham gia Chương trình. Đó là Chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông thương hiệu Hoàng Hải Âu, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hoanggia Mediagroup, Tổng đạo diễn chương trình; là TS. Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Kinh đô, Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô Miền Bắc; là ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch Quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam; và là ông Phùng Việt Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty FPT IS.

Chỉ ba thắc mắc của doanh nghiệp nhưng cũng đủ để trả lời cho câu hỏi “đâu là điểm yếu chết người của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Đó chính là yếu trong khâu làm thương hiệu. Thương hiệu kém thì khó cạnh tranh, kinh doanh kém hiệu quả, và tất yếu dẫn tới sự yếu thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Bản thân các doanh nghiệp cũng nhận thấy điều đó. Thế nên, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt đã chia sẻ rằng, kể từ khi thành lập doanh nghiệp đến nay, bà là người trực tiếp làm thương hiệu cho doanh nghiệp. Nhưng đến nay, khi hoạt động kinh doanh ngày càng tốt thì bà lại càng nhận ra, cần phải có một chiến lược truyền thông thương hiệu bài bản.

Vấn đề nằm ở chỗ, nhiều doanh nghiệp loay hoay, không biết phải làm thương hiệu như thế nào? Và họ đã mang câu hỏi ấy tới các chuyên gia của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Và sự “bảo chứng” từ Chương trình CEO - Chìa khóa thành công

Có rất nhiều câu trả lời đã được các chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Chia sẻ cơ hội - Gặt hái thành công”, không chỉ ở Hà Nội, mà ở cả TP.HCM. Mỗi chuyên gia, tùy thế mạnh của mình đã có những tư vấn hữu ích cho hàng trăm doanh nghiệp đã tham gia Tọa đàm.

Nếu như TS.Trần Quốc Việt đã có những phân tích, mổ xẻ các vấn đề liên quan đến chiến lược công ty và cạnh tranh, thì ông Nguyễn Hồng Trường lại gợi mở những điểm cốt yếu trong các vấn đề liên quan tới đầu tư và tài chính cho doanh nghiệp. Trong khi đó, ông Phùng Việt Thắng đảm nhiệm vai trò chuyên gia về hệ thống và nhân sự.

Còn ông Hoàng Hải Âu cũng đã đưa ra những “bí quyết vàng” giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược truyền thông thương hiệu không những “ngon, bổ, rẻ” mà còn rất hiệu quả.

Thậm chí, một điều đặc biệt, đó chính là Chương trình CEO - Chìa khóa thành công thậm chí còn có thể được coi là một “bảo chứng” cho thành công của doanh nghiệp.

“Với uy tín và thương hiệu hơn 10 năm, Chương trình CEO - Chìa khóa thành công hiện được đánh giá là một sự bảo chứng cho thành công của doanh nghiệp. Tham gia Chương trình, các doanh nhân không chỉ được giới thiệu tên tuổi, hình ảnh của mình và doanh nghiệp liên tục trên sóng truyền hình quốc gia, mà còn được tham gia một chương trình truyền thông thương hiệu trên hàng loạt kênh của các đối tác truyền thông khác. Điều đặc biệt, đây là chương trình truyền thông siêu tiết kiệm, siêu hiệu quả bởi hệ thống đối tác truyền thông mạnh, độ phủ rộng khắp và chi phí được hỗ trợ tới 70%”, ông Hoàng Hải Âu nói.

Không chỉ là lời nói từ một phía, các doanh nghiệp tham gia Chương trình cũng đã thừa nhận điều này.

Ông Ngô Bàng Long, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ Bình An cho biết, doanh nghiệp của ông đã trúng thầu một dự án bảo vệ rất lớn với một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại khu vực phía Bắc một phần là nhờ trong hồ sơ có phần giới thiệu ông là CEO từng ba lần tham gia Chương trình CEO - Chìa khóa thành công.

“Chương trình thực sự đã trở thành bảo chứng cho sự thành công của doanh nghiệp chúng tôi”, ông Ngô Bàng Long nói.

Trong khi đó, bà Lê Thị Thảo, lãnh đạo Phát triển Hệ thống Nuskin Enterprices chia sẻ, lúc đầu bà tham gia Chương trình chỉ là để “cho vui và giao lưu kết nối”. Nhưng sau khi tham gia Chương trình, thì bà đã thực sự học hỏi được rất nhiều và cũng được nhiều người biết đến.

Đó chính là những lợi ích thực sự khi các doanh nhân tham gia Chương trình CEO - Chìa khóa thành công nói chung, và Tọa đàm nói riêng.

Thông tin từ Chương trình CEO - Chìa khóa thành công cho biết, các tọa đàm tương tự cũng sẽ được tổ chức trong thời gian sắp tới, đề cập các nội dung sát sườn với hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

“Chúng tôi rất mong có thể giúp chỉ ra các điểm yếu của họ và có sự tư vấn, hỗ trợ hữu hiệu, để thực sự có thể Chia sẻ cơ hội - Gặt hái thành công”, ông Hoàng Hải Âu nói.

Ngoài ra, theo nguyện vọng của các chủ doanh nghiệp, Chương trình sẽ triển khai các khóa đào tạo về chiến lược, nhân sự, thương hiệu, tài chính….và chỉ dành riêng cho các chủ doanh nghiệp. Dự kiến, khóa đào tạo đầu tiên sẽ là chiến lược truyền thông thương hiệu.

Đây sẽ là khóa học chỉ dành riêng cho các chủ doanh nghiệp đang có sản phẩm tốt, có nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.

Bên cạnh đó, theo nguyện vọng của các doanh nghiệp, thời gian tới Chương trình cũng sẽ nghiên cứu và tìm các giải pháp để hỗ trợ tốt hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược truyền thông thương hiệu để giữ vững lợi thế sân nhà và các thương hiệu “made in Vietnam” trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Tin liên quan
Tin khác