- Xét xử “đại án lịch sử” Vạn Thịnh Phát: Khi tiền “xuyên thủng” tầng tầng thanh tra, giám sát
- Bà Trương Mỹ Lan có nguyện vọng thu hồi các khoản nợ để nộp khắc phục hậu quả
- Bà Trương Mỹ Lan có nguyện vọng thu hồi các khoản nợ để nộp khắc phục hậu quả
- Cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB trở thành “công cụ” tài chính của bà Trương Mỹ Lan
Chứng thư thẩm định nhiều hơn cáo trạng truy tố
Ngày 8/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và những đơn vị liên quan đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo.
Trong phiên làm việc buổi sáng, HĐXX xét hỏi về hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” của các bị cáo thuộc nhóm các Công ty thẩm định giá.
Trả lời HĐXX, bị cáo Trần Văn Nhị (Phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC - người thẩm định giá tài sản cho ngân hàng SCB) khai, cáo trạng truy tố đủ, bị cáo đã khắc phục 1,3 tỷ đồng. Bị cáo không nhớ rõ mình đã nhận bao nhiêu hồ sơ từ Ngân hàng SCB. Bởi ngoài 2 hồ sơ như trong cáo trạng là (Dự án khu công viên Mũi đèn đỏ và khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận; quyền sử dụng đất tại Dự án 100 Hùng Vương) như trong cáo trạng thì còn những hồ sơ khác về tài sản nhà phố.
Cùng với lời khai trên, bị cáo Bùi Ngọc Sơn, nguyên nhân viên Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB cũng thừa nhận, bản thân đã chuyển cho Nhị nhiều hồ sơ để thẩm định (nhiều hơn 2 hồ sơ như cáo trạng truy tố).
Theo bị cáo Sơn, những hồ sơ này bị cáo nhận từ Trần Thị Mỹ Dung chuyển cho bị cáo, rồi bị cáo chuyển cho Nhị. “Chị Dung nói, chuyển pháp lý này cho anh Nhị định giá. Còn các nội dung khác thì chị Dung đã trao đổi trước đó với anh Nhị rồi”, bị cáo Sơn nói.
Lúc này, bị cáo Nhị đối đáp lại rằng, mình không làm việc với Dung, mà chỉ nhận thông tin từ bị cáo Sơn.
Bị cáo Trần Văn Nhị (Phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC – người thẩm định giá tài sản cho ngân hàng SCB) tại toà. (Ảnh: Việt Dũng) |
“Có thể anh Nhị không nhớ hết nội dung, về giá thì chị Dung đã trao đổi với a Sơn rồi. Bị cáo chỉ nhận chứng thư, số lượng thì bị cáo không nhớ nhưng nhiều hơn 2 chứng thư”, bị cáo Sơn đáp lại.
Sau đó, bị cáo Nhị trình bày mong muốn HĐXX xem xét lại toàn bộ hành vi của bị cáo. Bị cáo chỉ tiếp nhận và chuyển thông tin đi. Từ lúc bị tạm giam đến giờ, bị cáo rất suy sụp, bất an về các hành vi của mình, bị cáo cũng đã tác động gia đình để khắc phục, bị cáo là lao động chính của gia đình, nên mong HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho bị cáo để bị cáo sớm về đoàn tụ với gia đình.
Nhận làm vì Công ty khó khăn
Phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi đối với bị cáo Trần Thị Kim Ngân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú. Bị cáo Ngân khai, bản thân chỉ nhận 300 triệu đồng tiền tạm ứng từ Nhị. Lúc đầu, Nhị liên hệ với bị cáo để tiến hành thẩm định, Nhị nói là kết hợp kinh doanh. Bị cáo làm theo tiến độ và giá của Nhị đưa ra. Bị cáo không biết rõ múc định ngân hàng sử dụng chứng thư thẩm định giá là như thế nào.
Bị cáo Trần Tuấn Hải, thẩm định viên Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú cũng thừa nhận cáo trạng truy tố đúng. Bị cáo thực hiện chỉ đạo của Trần Thị Kim Ngân. Bị cáo chỉ là người làm công ăn lương cho Cty Thiên Phú do bị cáo Ngân làm Tổng giám đốc. Bị cáo biết chứng thư rủi ro, nhưng phải làm theo chỉ đạo.
Bị cáo Hồ Bình Minh, Phó giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá MHD cũng khai nhận, trước giờ bị cáo chỉ làm việc với Bùi Ngọc Sơn, chứ không phải gặp Trần Thị Mỹ Dung như trong cáo trạng truy tố.
Theo bị cáo Minh, cuối năm 2021, Công ty có gặp khó khăn về chi phí vận hành, lúc đó bị cáo có gặp Sơn, Sơn nới bên Ngân hàng SCB muốn thẩm định giá, rồi gửi hồ sơ cho bị cáo xem. Xem qua thì bị cáo có tính qua giá trị tài sản rồi báo cho Sơn, Sơn nói giá này chưa được, và hỏi nâng lên hơn 14 nghìn tỷ được không? Sau đó bị cáo làm theo yêu cầu của Sơn.
Ngoài ra bị cáo có giới thiệu cho Công ty của Lê Minh Khánh làm giám đốc 3 hồ sơ, mức phí thì bị cáo không nhớ rõ, bị cáo nhận 280 triệu đồng từ Sơn. Còn đối với Lê Minh Khánh thì bị cáo nhận 10-15% hoa hồng/hồ sơ, không nhớ rõ số tiền cụ thể.
“Khi đó mới hết dịch xong, công ty nhiều nhân sự nên chi phí vận hành lớn, khi đó bị cáo gặp Sơn. Biết là hồ sơ nhiều rủi ro nhưng vẫn nhận làm. Bị cáo không biết những chứng thư này dùng để rút tiền từ Ngân hàng”, bị cáo Minh khai về hoản cảnh nhận hồ sơ.
Không biết việc dùng chứng thư để “rút ruột” Ngân hàng
Bị cáo Lê Huy Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới cũng khai nhận, bị cáo phát hành 2 chứng thư, đúng như lời khai của Hồ Bình Minh vừa khai. Mức phí bị cáo được nhận từ Minh là khoảng 150 triệu đồng. Do Công ty của bị cáo mới hoạt động, trải qua 2 năm dịch không có việc làm nên khó khăn về tài chính, vì vậy mới chấp nhận làm hồ sơ, đưa ra chứng thư không đúng với quy định của pháp luật.
Các bị cáo trước giờ xét xử |
Bị cáo xin trình bày thêm rằng, khi làm chứng thư này, bị cáo nhận thức được rằng cung cấp cho những khách hàng bình thường của SCB, chứ không biết là hành vi này đã giúp sức cho việc rút tiền của ngân hàng. Bị cáo không được hưởng lợi gì từ việc này, bị cáo cũng chưa nhận được hết tiền từ Hợp đồng này. Theo Hợp đồng thì mức phí bị cáo sẽ nhận được khoảng 200 triệu đồng, nhưng mới nhận được khoảng 150 triệu đồng. Bị cáo đã nói với người nhà nộp trước 50 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Bị cáo Đỗ Xuân Nam, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn - Dịch vụ về tài sản - bất động sản DATC khai, bị cáo đã sử dụng phương pháp thu nhập để thẩm định giá. Bị cáo đưa ra quy hoạch sai của dự án. Thời gian trên chứng thư thì ghi theo yêu cầu của Nguyễn Phương Hồng. Bị cáo là lãnh đạo Công ty thẩm định nên muốn làm quen với ngân hàng để Công ty có việc làm. Nhưng đến hiện tại thì bị cáo chưa nhận được khoản phí là khoảng 100 triệu đồng.
Bị cáo Lê Kiều Trang, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá EXIM cũng thừa nhận nội dung cáo trạng đúng, bị cáo nhận được thẩm định giá từ Ngân hàng SCB từ bị cáo Lê Văn Chánh. Bị cáo nhận được khoảng 17 chứng thư thẩm định giá. Theo yêu cầu của SCB, khi nhận hồ sơ thì bị cáo tiếp nhận, sau khi thực hiện các bước theo nghiệp vụ.
HĐXX đặt câu hỏi, 17 chứng thư này bị cáo đưa ra có đúng quy định pháp luật không?
Bị cáo trả lời là không đúng với quy định của Luật Nhà ở, sai sót do nghiệp vụ chuyên môn.
“Cáo trạng truy tố đúng, bị cáo không nhận được phí gì từ việc làm này mà Công ty sẽ thu, khoảng 726 triệu đồng. Công ty cũng đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền này rồi”, bị cáo Trang nói và cho biết thêm, bản thân cũng chỉ là người làm công ăn lương của Công ty EXIM, bị cáo có 3% cổ phần trong Công ty.