- Xuất khẩu trái cây có triển vọng đạt kim ngạch 10 tỷ USD
- Xuất khẩu trái cây: Tạo đột phá từ thanh long và chuối
- Nữ doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, CEO Mia Group: Dự án trồng đậu đỏ xuất đi Nhật là cơ duyên lớn
- Doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền, CEO Mia Group: Thành công không đến ngẫu nhiên
- Bắc Ninh sắp thông qua quy hoạch phát triển dịch vụ, làng nghề
Bản đồ trái cây Việt Nam được giới thiệu với khách hàng tại Triển lãm thương mại Asia Fruit Logistica 2022. |
Asia Fruit Logistica là Triển lãm thương mại quốc tế về các sản phẩm hoa quả tươi hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được đánh giá là cầu nối hiệu quả để các doanh nghiệp xây dựng các mối liên kết kinh doanh, tìm hiểu các sản phẩm nông sản mới và nắm bắt tình hình thị trường một cách tổng quát nhất.
Sau 3 năm bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, Triển lãm trái cây quốc tế đã được tổ chức trở lại tại thủ đô Bangkok, Thái Lan từ ngày 2 - 4/11/2022.
Triển lãm Asia Fruit Logistica 2022 thu hút hơn 800 doanh nghiệp đến từ 27 quốc gia với các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến nông nghiệp như: công nghệ, vận chuyển,logistic, cung ứng sản phẩm trái cây rau củ tươi và chế biến…
Là một trong những doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm, Mia Group đã mang Bản đồ trái cây Việt Nam giai đoạn 2 giới thiệu với 800 nhà xuất nhập khẩu trái cây quốc tế.
Sau khi ra mắt thành công Bản đồ trái cây Việt Nam giai đoạn 1 tại thị trường Việt Nam và quốc tế, Ceo Mia Group nhận thấy mối quan tâm của các doanh nghiệp trên thế giới về thị trường trái cây Việt Nam cũng như mong muốn tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp Việt ra thế giới, Mia Group đã quyết bắt tay thực hiện giai đoạn II của dự án, hình thành bản đồ Hợp tác xã nhằm kết nối người nông dân đến gần hơn với khách hàng trong nước và quốc tế với hệ thống dữ liệu được cập nhật thường xuyên, chính xác.
CEO Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Mia Group cho biết: "Mia Group tự hào là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam mở bán trái cây theo hình thức “pre-oder” bằng nền tảng công nghệ tiên tiến kết nối các đối tác quốc tế với người nông dân hay các hợp tác xã một cách nhanh chóng nhất".
Với Bản đồ trái cây này, Mia Group là doanh nghiệp mang tới Triển lãm Asia Fruit Logistica 2022 ít loại trái cây nhất nhưng lại giới thiệu được tới các khách hàng quốc tế hầu hết các loại trái cây đặc sản của Việt Nam, từ quy mô sản lượng, vùng trồng, quy trình canh tác...
"Nhiều doanh nghiệp mới biết tới Mia Group với vai trò là khách hàng nhập khẩu trái cây rất tiềm năng và chuyên nghiệp nhưng với dự án Bản đồ trái cây, Mia Group định vị mình ở vai trò mới là nhà xuất khẩu trái cây và rất mong muốn kết nối được các mắt xích trong chuỗi giá trị nông sản tại một sân chơi lớn, để tất cả cùng được thụ hưởng giá trị tốt nhất", bà Huyền kỳ vọng.
Ở giai đoạn 2 này, Bản đồ trái cây do Mia Group sở hữu đã kết nối được khoảng hơn 16.000 hợp tác xã, trong đó có hơn 100 hợp tác xã đủ tiêu chuẩn để tham gia xuất khẩu, với khoảng 86 loại trái cây đặc sản của Việt Nam.
Như vậy, chỉ cần 1 đường link với 1 cú click chuột thì tất cả các đối tác nước ngoài có thể biết được Việt Nam có những loại trái cây nào, sản lượng ra sao, mùa vụ, loại nào đang chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, thị phần bao nhiêu, từ đó tạo nên sự quan tâm của khách hàng và nếu sự quan tâm của khách hàng được đáp trả thì hiệu quả sẽ rất đáng kể.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thông tin của nông sản Việt Nam, song song với việc ra mắt giai đoạn II Bản đồ trái cây Việt Nam, Ceo Mia Group cũng “bắt tay” với hãng Hàng không Quốc gia - Vietnam Airlines để cùng triển khai giai đoạn III cho việc xây dựng “Bản đồ Logistic”, nhằm giải quyết vấn đề vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng nhất từ người nông dân đến người tiêu dùng.
Ngoài ra Mimex, thành viên Mia Group, cũng là đơn vị sở hữu Bản đồ trái cây Việt Nam (fruitmap.vn) đang tiến hành nghiên cứu các công nghệ đóng gói, bảo quản cho nông sản giữ được chất lượng tốt nhất khi đến được tay khách hàng.