Hệ thống POTEC do Tập đoàn Y tế AMV phát triển đã có gần 40 phòng tiêm, nhận được sự tin tưởng của đông đảo người dân |
Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi, nảy nở, đồng nghĩa đây là thời điểm vi sinh vật không có lợi hoặc gây hại sinh sản và sinh trưởng tốt hơn. Đó chính là nguyên nhân làm cho một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng lên vào mùa xuân, đặc biệt các bệnh do virus gây ra bởi virus có xu hướng phát triển tốt hơn trong điều kiện lạnh và ẩm ướt.
Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, nơi mọi người tập trung vui chơi, giao lưu. Điều này cũng làm tăng khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm như cúm, thủy đậu, chân tay miệng, sởi, rubella, quai bị, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như viêm não Nhật bản, bệnh dại…
Vậy làm thế nào để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm trong những thời khắc mùa xuân và chuyển mùa từ xuân sang hè? Chuyên gia y tế khuyến cáo, biện pháp tốt nhất, hiệu quả và kinh tế nhất chính là tiêm phòng vắc-xin.
Chúng ta đều biết, cơ chế của vắc-xin là đưa vi sinh vật đã chết (bất hoạt), một phần của vi sinh vật (tiểu thể) hoặc vi sinh vật đã bị làm yếu, không có khả năng gây bệnh (vắc-xin sống giảm độc lực) vào cơ thể để huấn luyện cơ thể chống đỡ lại các vi sinh vật gây bệnh khi nó xâm nhập thực sự. Việc huấn luyện này không thể chỉ diễn ra trong một vài ngày, mà phải mất từ 7-10 ngày thì cơ thể mới bắt đầu sinh ra kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh và phải đến ngày thứ 14-20 trở đi thì cơ thể mới có thể sinh đủ kháng thể để chống lại bệnh đó. Vì thế, chúng ta cần tiêm vắc-xin phòng bệnh từ sớm để có thể huấn luyện cơ thể một cách có hiệu quả.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, vắc-xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất của nhân loại để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm. Khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên không bị tử vong hay di chứng do bệnh dịch gây ra.
WHO cũng khẳng định, nhờ có vắc-xin, hàng năm trên thế giới có khoảng 2 - 3 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc-xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.
Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm muộn, sẽ rất nguy hiểm, trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Thực tế, trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua, có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng đatạt thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản…, cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em.
Điều này càng cho thấy, nếu trẻ em không được tiêm chủng, thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Vì vậy, vì sức khoẻ của con em mình, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại bệnh đã có vắc-xin; hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.
Với người lớn, đặc biệt người cao tuổi, người có sức khoẻ yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính, người chưa được tiêm vắc-xin trong khi dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, các dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, cúm, viêm phổi cũng bùng phát mạnh, thì việc tiêm chủng càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, người lớn khi mắc bệnh còn là nguồn lây bệnh trực tiếp cho người thân trong gia đình, nhất là những người có hệ miễn dịch kém, khả năng chống chọi với bệnh tật thấp như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi.
Vậy, người dân có thể đi tiêm chủng ở đâu? Những năm qua, với sự khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực y tế của Nhà nước, góp phần phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng đúng như chủ trương của Bộ Y tế là phòng bệnh hơn chữa bệnh, hàng loạt phòng tiêm và chuỗi phòng tiêm tư nhân đã được mở ra, giúp người dân ở khắp mọi nơi tiếp cận được các dịch vụ chất lượng cao, kể cả đồng bào vùng sâu, vùng xa. Một chuỗi phòng tiêm đã gây dựng được tên tuổi rất thành công, nhận được sự tin tưởng cao của người dân là POTEC do Tập đoàn Y tế AMV phát triển.
Sau một thập kỷ đến với cộng đồng, đến nay, hệ thống POTEC đã có gần 40 phòng tiêm bao phủ từ các thành phố lớn đến cả các tỉnh vùng sâu, vùng xa, đã cung cấp hàng triệu mũi vắc-xin an toàn và hiệu lực cho người dân, trong đó có một số bệnh nguy hiểm như viêm gan siêu vi B, bệnh dại, viêm não Nhật bản… POTEC có đầy đủ, đa dạng các loại vắc-xin để người dân lựa chọn, đồng thời có mặt ở nhiều tỉnh vùng sâu, vùng xa, làm giảm việc người dân phải đến các thành phố lớn mới tiêm được vắc-xin.
Để đảm bảo công tác tiêm chủng an toàn và đạt hiệu lực cao, hệ thống phòng tiêm được vận hành theo quy trình chuẩn thực hành tốt. Các bác sĩ tư vấn và nhân viên y tế liên tục được huấn luyện, đào tạo và nâng cao kỹ thuật, trình độ thông qua các khóa đào tạo bởi các chuyên gia, được quản lý bằng phần mềm và thường xuyên cập nhật theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Vắc-xin được sử dụng ở POTEC được nhập khẩu từ các nhà cung cấp có uy tín trên thế giới và trong nước, đồng thời được bảo quản, vận chuyển theo đúng quy trình GSP và GDP.
Dưới sự đầu tư của Tập đoàn Y tế AMV, hệ thống tiêm chủng của POTEC luôn nỗ lực tiên phong trong đầu tư và đưa về nước nhiều loại vắc-xin mới, vắc-xin khan hiếm, vắc-xin chưa từng có tại Việt Nam, để người dân có cơ hội phòng bệnh ngang bằng với bất kỳ quốc gia phát triển nào trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ thống tiêm chủng POTEC được đầu tư lớn về cơ sở vật chất khang trang, dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao, nhưng giá dịch vụ hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của người dân ở khắp cả nước.
Với tầm nhìn tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh mẽ mạng lưới trung tâm tiêm chủng đến khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, vùng “lõm” về tiêm chủng vắc-xin dịch vụ, trong thời gian tới, hệ thống trung tâm tiêm chủng POTEC sẽ tiếp tục nỗ lực phục vụ người dân, góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin tại Việt Nam, giúp người dân được bảo vệ khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Một mùa xuân mới đang tới, mong muốn của những người làm công tác y tế dự phòng là mọi người dân hãy đi tiêm chủng các vắc-xin đầy đủ để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi chúng ta chủ động phòng bệnh đầy đủ, mùa xuân sẽ mang tới sức khỏe cho mỗi người.
Riêng với trẻ nhỏ, theo các chuyên gia y tế, ngoài tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tuy nhiên, cũng cần chú ý không mặc quá nhiều áo cho trẻ, vì có thể làm trẻ bị toát mồ hôi và ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh, sốt cao.
Bên cạnh đó, cần tạo môi trường sinh hoạt thông thoáng, hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người. Trường hợp đưa trẻ ra ngoài, phải đeo khẩu trang cho trẻ. Giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và môi trường sống của trẻ, hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng đúng cách, vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ. Cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà, mà phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.