Phía ThyssenKrup nhận định, “Việt Nam là thủ phủ cho hoạt động kinh doanh xi măng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” của Tập đoàn và một trong những "trung tâm kỹ thuật nhà máy xi măng lớn nhất" của Công ty.
Dù chuyển trụ sở chính sang Việt Nam nhưng ThyssenKrup vẫn giữ các văn phòng tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Philippines.
Bên trong nhà máy Thyssenkrupp Việt Nam (Nguồn: Thyssenkrupp Việt Nam). |
Thyssenkrupp là tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới, thành lập tại Đức và phát triển qua 5 lĩnh vực chính là công nghệ sản xuất linh kiện, công nghệ thang máy, giải pháp công nghiệp, dịch vụ nguyên vật liệu và sản xuất thép.
Động lực chính của việc chuyển trụ sở chính này được kỳ vọng giúp ThyssenKrupp cung cấp tốt hơn cho các nhà sản xuất xi măng, khi Tập đoàn này gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2007 thông qua công ty con là Thyssenkrupp Materials Vietnam.
Hiện Thyssenkrupp tại Việt Nam chuyên cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ giá trị gia tăng cho các khách hàng công nghiệp, đơn vị sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu tại thị trường nội địa.
Ông Pablo Hofelich, Giám đốc điều hành ngành công nghệ xi măng của Thyssenkrupp đánh giá, Việt Nam là nước có sản lượng xi măng lớn nhất tại châu Á Thái Bình Dương.
Vị này tin tưởng vào thành công của sự dịch chuyển khi hãng tập trung các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
“Sự đầu tư này đưa chúng tôi đến gần hơn với khách hàng và sẽ giúp chúng tôi nâng cao năng lực và trình độ kỹ thuật sẵn có của văn phòng Hà Nội”, ông Pablo Hofelich nói.
Văn phòng tại Việt Nam của thyssenkrupp có hơn 80 nhân viên (trong đó có 60 kỹ sư) và là một trong những trung tâm kỹ thuật lớn nhất của thyssenkrupp Industrial Solutions AG khi sẽ có những chuyên gia từ Đức, Singapore và Thái Lan đến hỗ trợ.
Tính đến 30/09/2019, Thyssenkrupp có khoảng 162.000 nhân sự, đang làm việc tại 78 quốc gia. Doanh thu thuần năm tài chính 2018/2019 là 42 tỷ Euro (năm tài chính bắt đầu từ 01/10 đến 30/09 năm kế tiếp).
Tổng doanh thu qua các năm của Thyssenkrupp (Đơn vị tính: Tỷ Euro). |