Ngay sau khi ghi nhận trường hợp tử vong do sởi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp kiểm tra, xử lý vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thôn Cư Bang (xã Cư Pơng); điều tra véc-tơ truyền bệnh tại khu vực xung quanh nhà bệnh nhân.
Ảnh minh họa. |
Đồng thời, Trung tâm đẩy mạnh truyền thông để người dân chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue. Kết quả điều tra véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết tại nhà bệnh nhân ghi nhận, sự hiện diện của muỗi Aedes Aegypti gây bệnh sốt xuất huyết
Theo bác sỹ Phạm Hồng Lâm, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, từ đầu năm 2024 đến nay, số bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng chiếm tỷ lệ rất cao.
Những năm trước, số ca bệnh nặng chỉ chiếm từ 3 - 5% nhưng năm nay chiếm đến 10%. Nhóm sốt xuất huyết cảnh báo chiếm khoảng 55%.
Tỷ lệ bệnh nhân nặng nhập viện rất cao đòi hỏi điều trị phải theo kịp với tình hình lâm sàng. Có những ngày, bệnh viện phải truyền tiểu cầu cho 5 - 6 trường hợp trong 1 kíp trực, đồng thời cấp cứu sốc, tụt huyết áp...
Từ đầu năm 2024 đến ngày 17/10, Đắk Lắk ghi nhận hơn 5.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 15/15 huyện, thành phố. Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Y tế đã ban hành nhiều công văn yêu cầu các cơ sở y tế, sở, ban, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết.
Trong đó tỉnh chú trọng việc đánh giá nguy cơ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn; thực hiện phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cao xảy ra dịch; hỗ trợ các đơn vị xử lý dịch diện rộng, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh kéo dài tại các địa phương...
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng Sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.
Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Và chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt >95%.
Vì vậy, để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.