Tháng 8 tại Việt Nam trùng với tháng mưa Ngâu. Tháng theo quan niệm dân gian, người dân thường kiêng làm việc lớn. Thị trường chứng khoán (TTCK) những năm qua cũng có diễn biến tăng, giảm xen kẽ trong tháng đặc biệt này. Tuy nhiên, năm nay, với bối cảnh dòng tiền quốc tế có những diễn biến mới, chưa có nhiều lý do để kỳ vọng tiền vào cổ phiếu Việt Nam sẽ khởi sắc, nhưng vào các công cụ đầu tư gián tiếp có thể sẽ nhiều hơn.
Bối cảnh dòng tiền quốc tế: Tiền ưa chuộng sự an toàn
Quan sát thị trường tài chính quốc tế có thể thấy, các loại tài sản an như vàng và trái phiếu tiếp tục thu hút được dòng tiền trong thời gian vừa qua, trong đó các thị trường phát triển (DMs) có diễn biến rất tích cực, đặc biệt là TTCK Mỹ thiết lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong khi nhóm các thị trường mới nổi (EMs) và châu Á vẫn đang có diễn biến tương đối kém khả quan.
Diễn biến một số thị trường cổ phiếu quốc tế |
Cùng với đó, các quỹ ETFs trái phiếu kỳ hạn dài (7 - 10 năm) liên tục được bơm ròng kể từ đầu năm 2019 đến nay. Ngược lại, các quỹ ETFs có kỳ hạn ngắn (1 - 3 năm) liên tục bị rút ròng. Sự trái ngược này củng cố thêm quan điểm nhà đầu tư ưa chuộng sự an toàn nguồn vốn hơn là đem nguồn vốn đi đầu cơ kiếm lợi nhuận.
Thị trường vốn ở Mỹ thu hút tiền rất mạnh, tích cực nhất so với các thị trường. Emerging markets bị rút ròng tương đối mạnh trong suốt 2 tháng gần đây. Nhìn chung, dòng tiền đầu cơ cổ phiếu thông qua các quỹ ETFs có dấu hiệu rút khỏi các thị trường khác để chảy về TTCK Mỹ.
Thị trường Việt Nam sẽ ra sao?
Thống kê cho thấy, thị trường Việt Nam là một trong các thị trường tâm điểm thu hút dòng tiền đầu cơ thông qua các quỹ ETFs. Tính chung kể từ đầu năm tới nay, Việt Nam đứng thứ 6 trong các thị trường được thống kê về mức tăng trưởng dòng tiền. Quỹ VFMVN30 cũng liên tục mua ròng mạnh từ đầu năm 2019 tới nay, trong đó đặc biệt là hoạt động giải ngân mạnh từ nhà đầu tư Hàn Quốc và Thái Lan.
Thị trường Việt Nam nằm trong Top mua ròng của các quỹ ETFs |
Thống kê diễn biến TTCK tháng Ngâu tại Việt Nam |
Nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế Việt Nam đang chuyển tiếp từ pha hưng thịnh (mid cycle) sang pha suy thoái (late cycle). Đây chỉ là nhận định, nhưng ở giai đoạn kinh tế này thì các cổ phiếu theo đà tăng trưởng (momentum) và các cổ phiếu chất lượng cao, nợ vay ít hay các cổ phiếu có tiền sử trả cổ tức cao sẽ là tâm điểm thu hút dòng tiền đầu cơ. Cùng với đó, dòng tiền vào các công cụ gián tiếp như quỹ đầu tư, quỹ ETF có nhiều khả năng vẫn vững chảy.