Nguồn tạng hiến vẫn khan
Cho đến nay, kỹ thuật này ngày càng phát triển không ngừng và được ghi nhận là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học thế giới, là một trong 10 phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20.
Ở Việt Nam, hàng chục nghìn người vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ đợi được ghép gan, thận, tim… |
Hàng năm, trên thế giới có hàng trăm nghìn người được ghép mô, tạng. Lượng người bệnh được chỉ định ghép mô, tạng ngày càng gia tăng qua các năm.
Ở Việt Nam, hàng chục nghìn người vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ đợi được ghép gan, thận, tim…
Những ca ghép mô, tạng từ người chết não, ngừng tim, hiến tặng thời gian qua đã mở ra một hướng đi đúng đắn, đem lại lợi ích và ý nghĩa xã hội.
Vậy nên Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện E ra đời góp phần tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng ý nghĩa nhân văn đó.
Chi hội được thành lập với 56 hội viên đều là bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế với quy chế hoạt động, triển khai hiệu quả, phù hợp với tình hình của Bệnh viện E: Theo dõi, ghi nhận các trường hợp có nguy cơ chết não đang được điều trị tại đơn vị và vận động người nhà người bệnh đăng ký hiến mô, tạng khi người bệnh được chẩn đoán chết não;
Tuyên truyền, vận động cộng đồng, đội ngũ nhân viên y tế, người bệnh về mục đích, ý nghĩa của hoạt động hiến mô, bộ phận cơ thể người; Phối hợp với Trung tâm điều phối Ghép tạng Quốc gia trong việc tổ chức đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người; điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định.
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia cho rằng, Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện E được thành lập với 56 hội viên trong đó Ban Chấp hành Chi hội có 16 thành viên, chủ yếu là cán bộ y tế chắn chắn là cánh tay nối dài nhằm lan tỏa và tìm kiếm được nguồn mô, bộ phận cơ thể người ngay tại Bệnh viện E.
Những thành viên này cần được đào tạo bài bản và có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người bệnh về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhân văn này.
PGS.TS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện E hoạt động hiệu quả, tích cực trong quá trình vận động, tư vấn để mang lại hy vọng sống cho người bệnh khác.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đầu năm mới 2024 được ghi dấu ấn bởi các ca ghép mô, bộ phận cơ thể người triển khai đồng loạt ở các bệnh viện từ người cho chết não.
Đây không chỉ là thành công của bất kỳ bệnh viện nào mà là của toàn ngành Y tế Việt Nam và nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành…
Thống kê, nhu cầu ghép mô, bộ phận cơ thể người là rất lớn nhưng nguồn tạng lại hiếm. Vậy nên thông qua việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện E sẽ để tăng thêm nguồn sức mạnh cho công tác vận động hiến tạng và giúp lan tỏa tới người bệnh và người thân người bệnh ý nghĩa nhân văn này.
GS.TS Trần Văn Thuấn gợi ý, Bệnh viện cần sáng tạo phương pháp vận động như cần chủ động nắm bắt thông tin của từng người bệnh có thể hiến mô, tạng để thành viên Chi hội, cũng như cán bộ y tế vận động người nhà người bệnh đồng ý hiến tạng; Bệnh viện sử dụng hình ảnh, pano, áp phích để tuyên truyền về hoạt động hiến mô, bộ phận cơ thể người đến với người bệnh đến khám tại Bệnh viện hằng ngày… nhằm lan tỏa hoạt động ý nghĩa này đến với người bệnh trong bệnh viện và nhiều cơ sở khác để nguồn tạng hiến đồi dào, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam nhấn mạnh, Bệnh viện E thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận người Việt Nam là sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ viên chức, người lao động.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, sau một thời gian quay trở lại Bệnh viện E, Bệnh viện E như khoác lên tấm áo mới với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn tốt và trở thành cơ sở đào tạo thực hành cho khối ngành y dược.
Đặc biệt là làm chủ được rất nhiều kỹ thuật chuyên sâu, tiên tiến và có thể đáp ứng, triển khai kỹ thuật ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến phân tích, mỗi ngày, khoảng 2.000-3.000 người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện E được tiếp cận về thông tin vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người thì cùng với sự lan tỏa đó, nhân lên số người một tháng được tiếp cận vận động hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ rất lớn. Đây chính là nguồn tạng hiến trong tương lai của Bệnh viện E và nhiều cơ sở y tế khác.
Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến hy vọng, việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện E sẽ có nguồn tạng để triển khai ghép tim, gan, phổi và nhiều bộ phận cơ thể khác trong tương lai gần.
Với thế mạnh Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E là địa chỉ điều trị các bệnh lý tim mạch uy tín, các bác sĩ làm chủ được nhiều kỹ thuật chuyên sâu nên Bệnh viện cần triển khai ghép tim sớm.
Trước mắt, có thể đăng ký đề tài cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước về ghép tim tại Bệnh viện E. Đây sẽ là tiền đề để Bệnh viện E ghi danh vào bản đồ ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam và trên thế giới.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ thêm, việc triển khai vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người trong bệnh viện, không chỉ cần có sự tham gia của các bác sĩ ở khoa Hồi sức tích cực, khoa cấp cứu… đánh giá về khả năng chết não của người bệnh, mà thành viên của Chi hội sẽ tiếp tục vận động người nhà người bệnh đồng ý hiến tạng, nhân lên sự sống cho nhiều người bệnh khác.
Nhằm triển khai hiệu quả công tác vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội như hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và các tổ chức tôn giáo…
Bộ Công an phối hợp với Trung tâm điều phối hiến ghép mô, tạng và bộ phận cơ thể người gắn thông tin về đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người vào căn cước công dân. Tiến tới, xây dựng app trên điện thoại để người dân có thể thuận tiện đăng ký và nhận thẻ online…
WHO cảnh báo về bệnh sởi vào năm 2024
Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát bệnh sởi cao hoặc rất cao vào cuối năm 2024, trừ khi các biện pháp phòng ngừa khẩn cấp được thực hiện, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm 20/2.
Các trường hợp mắc bệnh sởi đang gia tăng ở hầu hết các khu vực, chủ yếu là do bỏ lỡ tiêm chủng trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 khi hệ thống y tế bị quá tải và tụt hậu trong việc tiêm chủng định kỳ cho các bệnh có thể phòng ngừa được.
Theo bà Natasha Crowcroft, Cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO, điều chúng tôi lo lắng là năm nay, 2024, chúng ta có những khoảng trống lớn trong các chương trình tiêm chủng và nếu chúng ta không nhanh chóng lấp đầy chúng bằng vắc xin, bệnh sởi sẽ nhảy vào khoảng trống đó”.
Từ dữ liệu được CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ) đưa ra dựa trên dữ liệu của WHO, cho thấy hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bùng phát cao hoặc rất cao bởi đại dịch vào cuối năm nay.
Bà Natasha Crowcroft kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em. Bởi sởi là một loại vi-rút lây lan qua không khí rất cao, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Theo WHO, bệnh này có thể được ngăn ngừa bằng hai liều vắc xin và hơn 50 triệu ca tử vong đã được ngăn chặn kể từ năm 2000.
Bên cạnh đó, bà Crowcroft kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em, nhận xét rằng các chính phủ "thiếu cam kết" trước những vấn đề như khủng hoảng kinh tế và xung đột.
Theo dữ liệu của WHO, số ca mắc bệnh trong năm 2023 đã tăng 79%, lên hơn 300.000 trường hợp, và con số này được cho là chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số người nhiễm thực tế.
Các đợt bùng phát đã được báo cáo ở tất cả các khu vực mà WHO quản lý, ngoại trừ châu Mỹ, mặc dù bà Crowcroft cảnh báo rằng những đợt bùng phát này có thể xảy ra.
Bà Crowcroft nhận định tỷ lệ tử vong do bệnh sởi cao hơn ở các nước nghèo là do hệ thống y tế yếu kém, đồng thời cho biết thêm rằng dịch bệnh và tử vong đồng thời là rủi ro đối với các nước thu nhập trung bình và cao.
"Chúng ta đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát bệnh sởi trên khắp thế giới và các nước có thu nhập trung bình thực sự bị ảnh hưởng. Và chúng tôi lo ngại rằng diễn tiến dịch bệnh sởi trong năm nay có thể sẽ tương tự như năm 2019", bà Crowcroft nói.