Đáng tiếc vì điều trị muộn
Với nhiều dấu hiệu của bệnh phụ nữ nhưng chị D. chủ quan, chần chừ và chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị. Đến khi cực chẳng đã, chị D. đến Bệnh viện An Việt để thăm khám.
Kết quả sau khi khám và thực hiện một số xét nghiệm cho thấy chị D bị thiếu máu do mất máu kéo dài và phát hiện nội mạc tử cung quá sản (tăng sinh nội mạc tử cung), bác sĩ chỉ định chị phải nhập viện phẫu thuật.
Chuyên gia khuyến cáo, chị em khi có các dấu hiệu bất thường cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. |
Khi phẫu thuật các bác sĩ thấy đa polyp buồng tử cung, niêm mạc tử cung quá sản hoại tử. Kết quả giải phẫu bệnh cho biết chị D bị "Quá sản không điển hình nội mạc tử cung kèm loại sản nặng" một tình trạng biến chứng, nguy cơ ác tính rất cao, đối diện với nguy cơ phải cắt bỏ tử cung. Đây là trường hợp rất đáng tiếc, nếu bệnh nhân đi khám và điều trị sớm thì kết quả sẽ khác.
Theo BSCK Đặng Văn Hà, Bệnh viện An Việt, tăng sinh nội mạc tử cung là tình trạng tăng sinh bất thường của tuyến ở nội mạc tử cung về kích thước và hình dạng làm cho tỷ lệ tuyến/ mô đệm tăng lên so với nội mạc tử cung bình thường..
Tình trạng này thường xảy ra do estrogen quá mức nhưng thiếu progesterone. Tăng sinh nội mạc tử cung được chia làm 4 loại gồm: Tăng sinh đơn giản, tăng sinh phức tạp, tăng sinh điển hình và tăng sinh không điển hình.
Bác sĩ Đặng Văn Hà cho biết, bệnh tăng sinh nội mạc tử cung có thể gặp ở nhiều đối tượng phụ nữ, nhưng hay bắt gặp nhất là những nhóm đối tượng như quanh tuổi dậy thì, sử dụng thuốc có bản chất hormone nữ, chu kỳ kinh nguyệt không đều, béo phì...
Những dấu hiệu của tăng sinh nội mạc tử cung có thể kể đến như ra máu kinh nhiều bất thường, kéo dài, ra kinh sau khi đã mãn kinh, các dấu hiệu bất thường khi siêu âm...
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tăng sinh nội mạc tử cung là diễn tiến thành ung thư. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng.
Chuyên gia cảnh báo, chị em khi có các dấu hiệu bất thường cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Nhiều người cao tuổi từ chối điều trị ung thư
Ung thư vòng 1 ở người cao tuổi diễn tiến chậm, độ ác tính thấp nhưng người bệnh sợ phiền con cháu, nghĩ sống không còn bao lâu nên bỏ qua cơ hội điều trị vàng.
Loại ung thư này ở người cao tuổi diễn tiến chậm, độ ác tính thấp nhưng thường rơi vào giai đoạn chậm do bản thân người bệnh và người nhà ít quan tâm đến nhóm đối tượng này.
Một phần, người cao tuổi thường nghĩ tuổi thọ không còn nhiều, sợ làm phiền con cháu và đặc biệt phụ thuộc kinh tế vào con cháu, chứ không có nguồn thu nhập riêng. Và đáng lo hơn, người lớn tuổi thường kèm nhiều bệnh nền mạn tính khác, do đó nguy cơ biến chứng trong cuộc phẫu thuật cao.
Theo các bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, số phụ nữ lớn tuổi mắc bệnh ung thư vòng 1 dự kiến sẽ tăng trong những thập kỷ tới do sự già đi của dân số trên toàn thế giới nhưng người cao tuổi thường từ chối được điều trị, khiến bệnh trở nặng, rơi vào giai đoạn chậm.
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm, khoảng 43% phụ nữ từ 65 tuổi trở lên mắc ung thư vú. Thống kê của Trung tâm Y tế Đại học Leiden, Khoa Ung thư Nội khoa, Hà Lan, ước tính có khoảng 30% bệnh nhân mới được chẩn đoán trên 70 tuổi.
Thế nhưng, một báo cáo trên Tạp chí Lão khoa Ứng dụng năm 2020 ghi nhận 1/4 số người từ 65 tuổi trở lên đã từ chối điều trị. Báo cáo này dựa trên thông tin mẫu nghiên cứu gồm 2.155 người tham gia từ Khảo sát Xu hướng Quốc gia về Thông tin Y tế năm 2008.
Ung thư vòng 1 giai đoạn trễ thường có các dấu hiệu ở ngực như bướu to, loét da vú, núm vú, chảy dịch nâu đỏ hoặc xuất hiện hạch nách… Lúc này, việc điều trị khó khăn, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong do bệnh nền đi kèm cao hơn.
Nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, điều trị ung thư vòng 1 ở người cao tuổi thường thuận lợi. Bác sĩ Tấn chia sẻ, người cao tuổi có mô tuyến vú mềm mại, dễ phát hiện bướu nhỏ.
Với chụp nhũ ảnh, mô vú người cao tuổi bị thoái hóa mỡ nhiều nên dễ chẩn đoán tổn thương trong vú. Hiếm khi người cao tuổi cần chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bổ sung xem xét ung thư lan rộng đến đâu.
Nếu có bệnh, đa số trường hợp chỉ cần cắt bỏ tuyến vú và uống thuốc nội tiết mà không cần phải hóa trị hay xạ trị với nhiều tác dụng phụ nặng nề.
Để người cao tuổi chủ động và hợp tác điều trị sớm, cần người thân, con cháu động viên, luôn hỏi thăm sức khỏe, an ủi, khích lệ. Đặc biệt, ở nhóm phụ nữ cao tuổi gặp vấn đề khó khăn về tâm lý thời trẻ.