Với 30 năm thành lập và phát triển, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã mở rộng mạng lưới hoạt động khắp 3 miền. |
Chuyển trọng tâm vào Đông Nam Á
Giữa tháng 7/2023, Tập đoàn tài chính KB Financial tuyên bố chiến lược toàn cầu hóa, trong đó đặt mục tiêu trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á. Theo đó, KB Financial đang nhắm đến thị trường ngân hàng số ở Campuchia, đồng thời tập trung vào các dịch vụ ngân hàng truyền thống ở Việt Nam.
“Nếu chúng ta theo đuổi toàn cầu hóa chỉ dựa trên kinh nghiệm của mình ở Hàn Quốc thì sẽ thất bại. Chúng ta phải xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình ở mỗi quốc gia”, ông Yoon Jong-kyoo Chủ tịch, kiêm CEO KB Financial nói tại cuộc họp gần đây với đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở tòa thị chính.
Theo ông Yoon, sự kết hợp giữa toàn cầu hóa và nội địa hóa nhấn mạnh nỗ lực phục vụ khách hàng với các sản phẩm và dịch vụ được tùy chỉnh ở thị trường nước ngoài, sử dụng công nghệ tài chính và hạ tầng của mình.
KakaoBank, ngân hàng số hàng đầu của Hàn Quốc, mới đây đã công bố liên minh hợp tác với SCBX - tập đoàn tài chính của Thái Lan. Trọng tâm của hợp tác này là việc thành lập một liên minh nhằm đạt được giấy phép thành lập ngân hàng số tại Thái Lan, trong đó KakaoBank dự định trở thành cổ đông lớn thứ hai bằng việc giữ ít nhất 20% cổ phần trong liên minh.
Sự hợp tác trên thể hiện niềm tin chung vào tiềm năng tăng trưởng của Đông Nam Á, với kế hoạch phát triển cùng nhau một loạt dịch vụ tài chính. KakaoBank dự định tận dụng sự am hiểu sâu sắc của mình về fintech di động và hoạt động nền tảng để củng cố vị thế của mình tại Thái Lan và mở rộng tầm ảnh hưởng đến các thị trường khác tại Đông Nam Á.
Hướng đến ngân hàng số
Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6/2023, ông Kang Seoghoon, Chủ tịch Ngân hàng KDB thể hiện sự quan tâm của tổ chức này trong việc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam ở lĩnh vực sáng tạo công nghệ cao, chuyển đổi số và các sáng kiến năng lượng xanh. “Chúng tôi dự định thành lập một chi nhánh tại Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong việc mở rộng toàn cầu, thúc đẩy việc tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế”, ông Kang phát biểu.
Ngân hàng IBK - một “gã khổng lồ” tài chính khác của Hàn Quốc, cũng có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Liên quan đến vấn đề này, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xem xét các đơn xin cấp phép từ 6 ngân hàng Hàn Quốc như IBK và KDB.
Cuối tháng 6/2023, VinaCapital và GS Energy ký kết biên bản ghi nhớ với Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) về việc hỗ trợ tài chính cho Dự án phát triển nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Long An I và II quy mô 3.000 MW tại tỉnh Long An.
Trong khi đó, ông Park Jong Il, CEO Ngân hàng Woori Việt Nam chia sẻ, ngân hàng này đặt mục tiêu số một là đạt 1 triệu khách hàng và 1 tỷ USD cho vay cá nhân trong lĩnh vực bán lẻ tại thị trường Việt Nam thông qua các kênh như ứng dụng Woori WON Vietnam.
“Trong tương lai, chúng ta hãy cùng mở rộng hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực có tính cạnh tranh hàng đầu như ngoại hối (FX), phái sinh, lưu ký chứng khoán…, đồng thời trở thành một ngân hàng đáng tự hào, nâng cao sức cạnh tranh cả về chất và lượng bằng việc thử thách trong hoạt động kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam…”, ông Park nhấn mạnh.
Đẩy mạnh mua bán, sáp nhập
Tổng công ty Bảo hiểm PVI - công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của Việt Nam vừa ký một thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bảo hiểm NH P&C - tập đoàn bảo hiểm của Hàn Quốc. Phạm vi của thỏa thuận hợp tác bao gồm tất cả các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm.
Ông Dương Thanh Francois, Chủ tịch Bảo hiểm PVI cho biết, Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược toàn diện”, với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia. PVI mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Bảo hiểm NH P&C trên tất cả lĩnh vực tiềm năng, đặc biệt là bảo hiểm nông nghiệp và tái bảo hiểm.
CEO của Bảo hiểm NH P&C, ông Choi Mun Seob bày tỏ: “Thông qua thỏa thuận này, chúng tôi hy vọng hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, cùng nhau phát triển và tạo ra một mô hình lợi nhuận mới.
Các tổ chức tài chính không phải ngân hàng từ Hàn Quốc cũng đang nhắm vào Đông Nam Á như một thị trường tăng trưởng chính. Hanwha Investment & Securities, hồi tháng 6, đã tiết lộ kế hoạch mua lại 80% cổ phần của Ciptadana Securities và Ciptadana Asset Management - công ty tài chính lớn thứ sáu của Indonesia trực thuộc Tập đoàn Lippo. Hanwha Investment & Securities sẽ mua lại 80% cổ phần do Ciptadana Capital nắm giữ.
Nếu được phê duyệt từ cơ quan quản lý, thương vụ này dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2023. Thông qua việc mua lại này, đại diện Hanwha Investment & Securities cũng tiết lộ kế hoạch tăng cường nhắm mục tiêu vào các thị trường Đông Nam Á - nơi nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.
Đây là sự kiện về lĩnh vực quản lý tài sản lần đầu tiên do Báo Đầu tư và Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thời gian: 13h00-18h00 ngày 8/8/2023
Địa điểm: Khách sạn Pullman (40 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội)
Với chủ đề “Bơi trong dòng xoáy - Swimming in the vortex”, các diễn giả uy tín trong nước và quốc tế sẽ thảo luận chuyên sâu về kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng; các cơ hội, chiến lược đầu tư hiệu quả trong môi trường biến động khó lường; các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ đầu tư được ưu thích trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vàng, ngoại tệ, bất động sản…
Các hoạt động: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế, gồm hai phiên trình bày và thảo luận với chủ đề “Giải mã biến số” và “Truy tìm cơ hội”; vinh danh sản phẩm/dịch vụ tài chính tiêu biểu năm 2023; vinh danh các doanh nghiệp vì sự phát triển của dịch vụ tài chính.