Hà Nội giới thiệu tổng quan về hợp tác đầu tư, du lịch tới các đối tác Nhật Bản |
Phát biểu tại Hội nghị trao đổi hợp tác xúc tiến, đầu tư du lịch giữa Hà Nội và Nhật Bản 2019 diễn ra sáng nay (29/3), Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, Nhật Bản luôn giữ vị thế là quốc gia hàng đầu trong đầu tư trực tiếp FDI với trên 10 tỷ USD (chiếm 25,5% tổng giá trị thu hút FDI của Hà Nội) và hỗ trợ ODA với 32 dự án và tổng vốn đã cam kết gần 3 tỷ USD (chiếm 58,8% giá trị vốn ODA cam kết cho Hà Nội).
Chưa kể, các dự án từ nguồn vốn của Nhật Bản đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô như: Tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài; cầu Nhật Tân; Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; Khu công nghiệp Thăng Long; dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh.... Bên cạnh đó, Nhật Bản là đối tác lớn thứ ba về du lịch đến Hà Nội với trên 303 nghìn lượt khách trong năm 2018.
Thị trường Việt Nam là thị trường lớn, trong đó nguồn nhân lực cũng khá dồi dào. Do đó, ngoài việc đầu tư vào VN chúng tôi muốn mở rộng hơn giao lưu về nguồn nhân lực giữa hai nước.
Công ty vận tải Fukuyama Transporting Co.,LTD đang có khoảng 24.000 nhân công và 18.000 chiếc xe vận tải trên toàn quốc. Mặc dù đang đầu tư ở rất nhiều nước ASEAN như Malaysia, Combodia những nếu muốn làm việc với Việt Nam thì đều thông qua đại lý tại Malaysia.
Trong tương lai, tôi muốn đặt một đại lý tại Việt Nam và kết nối những công ty có tiềm năng hợp tác để triển khai đầu tư vào một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam.
Nhận thức được thế mạnh của Nhật Bản - một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới với khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, lãnh đạo TP. Hà Nội cho biết, trong thời gian tới Thành phố mong muốn tiếp tục được kêu gọi, thu hút đầu tư từ phía Nhật Bản vào các lĩnh vực: Công nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp công nghệ cao; Đường sắt đô thị; Phát triển nguồn nhân lực; Du lịch; Dịch vụ y tế chất lượng cao và Thương mại (bao gồm cả trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích).
Nhật Bản đã từng trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam cũng như tại Hà Nội, tuy nhiên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, ông cảm thấy rất nuối tiếc khi các DN Nhật Bản chưa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư hàng đầu trong ASEAN.
“Nhật Bản hiện đang đầu tư nhiều vào Thái Lan, Indonesia nhưng với Việt Nam, các dự án đầu tư dường như đã chậm và ít hơn năm ngoái. Tôi hy vọng, trong thời gian tơi, chúng ta sẽ chinh phục được các nhà đầu tư Nhật Bản và dòng vốn của Nhật Bản sẽ chảy mạnh vào Việt Nam”, ông Vũ Tiến Lộc cho hay.
Nhận định về xu hướng đầu tư trong thời gian tới, ông Lộc thông tin, một loạt quốc gia đang thực hiện chính sách hướng Nam, chuyển đầu tư từ các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc) sang các nước ASEAN và Việt Nam cụ thể Hà Nội và các tỉnh thành phố phía Bắc sẽ là điểm dừng chân đầu tiên.
“Việt Nam đang hướng tới dòng vốn đầu tư mới có chất lượng cao hơn, giá trị gia tăng lớn hơn, do đó dòng đầu tư Nhật Bản rất phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam. Chắc chắn, dòng vốn này sẽ thuận lợi nhất khi đầu tư vào Hà Nội, địa phương đang có tài sản lớn nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, vị lãnh đạo VCCI khẳng định.
Ông Lộc cũng tỏ ra rất tâm đắc với một khái niệm mà Nhật Bản đang hướng tới và Việt Nam cũng nên tham gia thúc đẩy trào lưu này, đó là Xã hội 5.0 (Society 5.0). Trong xã hội 5.0, 5G là nền tảng, còn thành phố thông minh lại là trung tâm. Do đó, việc xây dựng các thành phố thông minh đang trở thành trung tâm của việc xây dựng xã hội thông minh.
Lễ ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp của Nhật Bản với các cơ quan, doanh nghiệp của TP Hà Nội |
Trong khuôn khổ hội nghị, đã diễn ra Lễ ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp của Nhật Bản với các cơ quan, doanh nghiệp của thành phố Hà Nội trong các lĩnh vực nông nghiệp, logicstic, thương mại, du lịch.