Ngân hàng
VPBank mua lại Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam
Như Tầm - 30/06/2014 18:48
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ra quyết định về việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được phép mua lại Công ty TNHH MTV tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Trắng đêm World Cup 2014 cùng VPBank Mobile
Thời điểm vàng để ngân hàng mua lại công ty tài chính
VPBank và VPBS triển khai chương trình “Ưu đãi kép”
“Âm mưu” mới của ngân hàng ngoại
VPBank nhận 4 giải thưởng quốc tế uy tín
Kinh nghiệm dễ dẫn đến "vết xe đổ"
   
  Sau HDBank, Maritime Bank thì VPBank đã chính thức mua lại một công ty tài chính nhằm phát triển bán lẻ và cho vay tiêu dùng  

Cùng trong hôm nay (30/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã ký quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Giấy phép thành lập và hoạt động của CMF.

Theo đó, tên công ty tài chính bằng tiếng Việt: Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, tiếng Anh là VPBank Finance Company Limited; tên viết tắt là Công ty tài chính VPBank, viết tắt bằng tiếng Anh là VPB FC.

Vốn điều lệ của VPB FC sẽ là 1.000 tỷ đồng do VPBank sở hữu 100% vốn điều lệ. VPBank có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Vinacomin tại CMF.

VPB FC sẽ tập trung vào các hoạt động như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn; cấp tín dụng tiêu dùng bao gồm: cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác; mở tài khoản của công ty tài chính.

Ngoài ra, VPB FC còn được góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật; tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân để thực hiện cấp tín dụng tiêu dùng; tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; mua, bán trái phiếu Chính phủ; làm đại lý kinh doanh bảo hiểm; cung cứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.

Ngân hàng nội “săn” đối tác ngoại

Nhiều nhà băng đang săn lùng đối tác ngoại để nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh trong cuộc đua cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Tin liên quan
Tin khác