- WHO chỉ đích danh 4 ngành công nghiệp giết chết 2,7 triệu người mỗi năm ở châu Âu
- Tin mới y tế ngày 28/2: Nhiều người bệnh mỏi mòn chờ nguồn tạng hiến; WHO cảnh báo về bệnh sởi
- Tin mới y tế ngày 1/3: Cứu thành công trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh; Ghi nhận 1 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ
- TP.HCM phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5
- Tăng cường điều trị ca bệnh đậu mùa khỉ, tránh tử vong
WHO đang xem xét khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh hoạ: Getty Images |
Trong thông báo ngày 4/8 trên nền tảng X, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, WHO đang hợp tác với Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi, chính phủ các để đối phó với đợt bùng phát này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng cần thêm kinh phí và hỗ trợ để có thể triển khai một phản ứng toàn diện.
Kenya và Cộng hòa Trung Phi đã tuyên bố bùng phát dịch đậu mùa khỉ mới, trong bối cảnh các quan chức y tế châu Phi đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này ở một khu vực thiếu vaccine. Chủng virus mới này ước tính có tỷ lệ tử vong là 10%.
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm, lần đầu tiên được xác định ở người vào năm 1970 tại Congo, và đã xuất hiện nhiều năm ở một số quốc gia Tây và Trung Phi. Virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh sang người.
Ông Tedros trong một bài viết trên tạp chí Science khẳng định: “Virus này có thể ngăn chặn và phải được ngăn chặn bằng các biện pháp y tế công cộng tăng cường, bao gồm giám sát, sự tham gia của cộng đồng, điều trị và triển khai vaccine có mục tiêu”.
Thống kê từ 15 quốc gia thành viên Liên minh châu Phi cho thấy số ca mắc và tử vong do bệnh đậu mùa khỉ trong 7 tháng đầu năm nay đã tăng lần lượt 160% và 19% so với cùng kỳ năm 2023. Liên minh châu Phi đã phê duyệt 10,4 triệu USD để ngăn sự lây lan của virus trên khắp châu lục.
WHO đã từng tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) từ tháng 7/2022 đến tháng 5/2023. Việc cân nhắc tái ban bố tình trạng khẩn cấp cho thấy sự nghiêm trọng của đợt bùng phát này và tầm quan trọng của các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn sự lây lan của virus.