Quốc tế
Đạt thỏa thuận hợp tác đa phương đầu tiên của thế giới về chuỗi cung ứng hàng hóa
Thế Hải - 29/05/2023 09:12
14 nước tham gia sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu đạt thỏa thuận hợp tác để củng cố chuỗi cung ứng của các mặt hàng thiết yếu.
Bộ trưởng 14 đối tác thuộc IPEF tuyên bố kết thúc đàm phán thỏa thuận đầu tiên về chuỗi cung ứng.

Các Bộ trưởng thương mại của 14 đối tác trong khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) bao gồm Australia, Brunei Darussalam, Fiji, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam đã công bố kết thúc các cuộc đàm phán về Thỏa thuận chuỗi cung ứng IPEF quốc tế.

Thỏa thuận được đề xuất nhằm mục đích tăng cường khả năng phục hồi, hiệu quả, năng suất, tính bền vững, minh bạch, đa dạng hóa, an ninh, công bằng và tính toàn diện của chuỗi cung ứng thông qua cả các hoạt động hợp tác và hành động riêng lẻ được thực hiện bởi từng đối tác IPEF.

Sáng kiến IPEF, gồm 14 nước đối tác chiếm 40% GDP toàn cầu, được xem là sự trở lại của Mỹ trong khu vực sau khi nước này rút khỏi Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017.

Bộ trưởng Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura cho biết, đây là thỏa thuận hợp tác đa phương đầu tiên của thế giới về chuỗi cung ứng hàng hóa và công nghệ quan trọng.

Các nước sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo, bao gồm việc tham vấn trong nước và rà soát pháp lý, để hoàn tất lời văn và chuẩn bị cho việc ký kết, phê chuẩn nội dung của Thỏa thuận chuỗi cung ứng IPEF trong thời gian tới.

Thỏa thuận sẽ tìm cách tăng cường khả năng phục hồi, hiệu quả, năng suất, tính bền vững, minh bạch, đa dạng hóa cũng như an ninh của chuỗi cung ứng thông qua các hoạt động hợp tác, cũng như các hành động riêng lẻ của các nước đối tác IPEF.

Theo đó, các nước đối tác của IPEF sẽ phát triển một hệ thống để xác định chung các rủi ro của chuỗi cung ứng quan trọng, với mỗi đối tác sẽ giám sát và đánh dấu các lĩnh vực quan trọng của riêng họ.

Mục tiêu hướng tới là bảo đảm giao kịp thời các hàng hóa quan trọng trong các cuộc khủng hoảng bằng cách cải thiện khả năng điều phối và ứng phó với khủng hoảng đối với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và phối hợp cùng nhau để hỗ trợ vận chuyển kịp thời hàng hóa.

Cung cấp một khuôn khổ để xây dựng hiểu biết chung về những rủi ro đáng kể trong chuỗi cung ứng, được hỗ trợ bởi việc xác định và giám sát của mỗi đối tác đối với các lĩnh vực quan trọng và hàng hóa chính.

Đảm bảo rằng, người lao động và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trong nền kinh tế của các đối tác IPEF được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng linh hoạt, mạnh mẽ và hiệu quả.

Chuẩn bị tốt hơn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế của các đối tác IPEF để xác định, quản lý và giải quyết các tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, bao gồm bằng cách tăng cường cơ sở hạ tầng và hậu cần chuỗi cung ứng;

Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác, huy động đầu tư và thúc đẩy tính minh bạch của quy định trong các ngành và hàng hóa quan trọng đối với an ninh quốc gia, sức khỏe và an toàn công cộng hoặc ngăn chặn sự gián đoạn kinh tế nghiêm trọng hoặc lan rộng; Tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện một cách thiện chí các quyền của người lao động trong chuỗi cung ứng của các đối tác IPEF;

Vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt liên quan đến hàng hóa như thực phẩm, năng lượng và các sản phẩm công nghiệp chủ chốt đã "nóng" hơn bao giờ hết trong giai đoạn đại dịch covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tin liên quan
Tin khác