Doanh nhân
Doanh nhân Phan Minh Thông: Cần tự tin hơn khi bước vào Thập kỷ mới
Hồng Phúc lược ghi - 29/12/2019 08:31
"Nhìn lại 2010s – thập niên với nhiều thay đổi và gần nhất là năm 2019 với rất nhiều thách thức khó khăn 2019 chung. Nhưng không nên để nhiều thông tin tiêu cực làm cho chúng ta quên đi cũng rất nhiều thành tựu, thông tin tốt lành", ông Phan Minh Thông,Chủ tịch HĐQT/ Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh chia sẻ.

Baodautu.vn lược ghi:

Vì tính chất công việc tôi hay đi công tác nước ngoài và một điều khó khăn là khi đến một nước khác, ta phải kết nối với hệ thống viễn thông của họ.

Nếu không tắt roaming có khi trong một hay hai ngày sẽ phải trả vài chục triệu đồng tiền hóa đơn khi về nước, còn không thì như ra khỏi hệ thống, không liên lạc được với khách hàng văn phòng, gọi về thì rất đắt đỏ. 

Vậy nhưng người có kinh nghiệm là mua sim ở nước ngoài hay gần đấy là mua cục phát wifi mang theo. 

Nói gì đi nữa thì vô cùng bất tiện và phải mang theo hai điện thoại là bình thường còn đại đa số là không kết nối với khách hàng, đồng nghiệp công ty khi đi công tác và chỉ có kết nối khi về khách sạn. 

Tôi có rất nhiều khách hàng tới Việt Nam và họ vẫn dùng số của họ tại Việt Nam. Tôi hỏi họ, tại sao vẫn dùng được và roaming chắc tốn tiền lắm? 

Nhưng họ trả lời là họ có hợp đồng với nhà cũng cấp dịch vụ viễn thông bên nước họ. Tôi thầm ao ước “Bao giờ Việt Nam sẽ có nhỉ?’.

Ao ước vẫn là ao ước nhiều năm nay. Tuy nhiên, vài năm gần đây các công ty di động, dịch vụ viễn thông đã có một dịch vụ tuyệt vời, giúp khi đến rất nhiều nước, bạn vẫn nhận được tin nhắn mà không phải chạy đi mua sim hay mang theo cục wifi. 

Chỉ cần bỏ ra 200 ngàn đến 300 ngàn đồng, bạn có thể hòa nhập được mạng tại nước sở tại, dịch vụ viễn thông và vô tư nhận tin nhắn qua các công ty Viber, Whatsapp, skype và kết nối rất dễ dàng với đồng nghiệp khách hàng ở mọi nơi bạn tới. 

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group chia sẻ về cà phê tại nhà máy Phúc Sinh Sơn La

Bạn vẫn giữ số bạn đang dùng và không cần lỉnh kỉnh cầm theo cục wifi hay thêm một điện thoại khác. Điều này là cực kỳ kích thích phát triển và kết nối kinh doanh đối với một người hay đi nước nước ngoài như tôi, nó làm bạn liên tục kết nối  và luôn nắm bắt được tình hình. 

Và bạn biết không? Rất bất ngờ cước phí viễn thông và 4G ở Mỹ là rẻ nhất. Nó rẻ gần bằng cước bạn trả cho hãng ở viễn thông ở Việt Nam. 

Gần đây tôi đi với phái đoàn của Bộ Nông nghiệp và việc chia sẻ dịch vụ này, làm mọi người vô cùng thích thú và nói rẻ và tiện ích vô cùng. Thế giới đã phẳng lại còn phẳng hơn nữa. Hãy nhìn vào đây là một bài học và mục tiêu chúng ta hướng đến với sự tiện lợi.

Và cũng vì tính chất công việc, phải di chuyển liên tục bằng máy bay và tôi thầm ao ước là các hãng máy bay của Việt Nam có đường bay thẳng đến nhưng nơi tôi công tác. 

Tôi hay so sánh một nước có diện tích nhỏ như Singapore hay Hồng Kong nơi có máy bay đi khắp nơi. Hoặc Thái Lan, Maylaysia cũng không hề thua kém.

Việc phải transit cũng rất vất vả và tốn kém thời gian. Ngồi ở phòng chờ cũng không vui gì cả.

Lúc nào tôi cũng ao ước là mình được bay thẳng và năm năm gần đây mọi ao ước của tôi nhiều lần dần thành hiện thực. 

Hàng không Việt Nam thời gian gần đấy thực sự cất cánh. Chẳng những nội địa, mọi người có cơ hội dễ dàng đi máy bay mà các điểm đến kết nối trên thế giới, chúng ta cũng có đường bay thẳng. 

Tôi thực sự vui thích khi đi công tác Châu Âu, bay thẳng và ngủ 1 giấc dài là tới nới cần bay tới. Thật tuyệt!

Chỉ có 5 năm thôi mà chúng ta đã thực hiện được rất nhiều điều. Tuy nhiên tôi vẫn đang mong ước là Hồ Chí Minh có đường bay thẳng đến New York (Mỹ). 

Càng có nhiều hãng bỏ cuộc thì lại là cơ hội cho chúng ta và buộc phải tư duy khác đi, phải biến mình thành trung tâm trung chuyển của khu vực. 

Khi khách hàng bay đến Mỹ từ Hồ Chí Minh hay Hà Nội, đừng suy nghĩ, chỉ chở dân Việt Nam ở 2 nước. 

Tại sao Singapore, Thái lan hay Hồng Kong họ làm được, còn ta thì chưa? Chúng ta cần tự tin và quyết tâm hơn nữa.

Tôi vẫn còn nhớ nhờ tư duy như vậy với câu hỏi tại sao Đức, Hông Kong, Singapore, hay Hà Lan có thể chuyển khẩu làm thương mại trên toàn thế giới thì sao Phúc Sinh ko làm được?

Từ điều ấy, chúng tôi quyết tâm và đã chuyển khẩu cả chục năm nay, như mua hàng hoá của Indonesia, Brazil rồi bán cho Châu Âu và Mỹ,…

Và, một điều ước nữa của tôi là Sơn La có sân bay. Mỗi khi từ Hồ Chí Minh đến nhà máy ở Sơn La, chúng tôi phải mất cả 1 ngày đi đường vào ban ngày và tôi thường so sánh là xa hơn từ Hồ Chí Minh đến Franfurt mà đến Franfurt thì bay đêm.

Nếu có đường bay thì tôi nghĩ từ miền Nam, sẽ có cơ hội du lịch và đầu tư vào Tây Bắc. Ai cũng có thể thấy ở miền Nam, hoạt động đầu tư kinh doanh sôi động rất nhiều...

Tin liên quan
Tin khác