- Xét xử “đại án lịch sử” Vạn Thịnh Phát: Gần 95% tài sản của Trương Mỹ Lan có được do thao túng SCB
- Tranh luận về tình tiết tăng nặng “dùng thủ đoạn tinh vi” trong vụ án Vạn Thịnh Phát
- Vụ Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục phần đối đáp giữa các luật sư và đại diện Viện Kiểm sát
- Vụ Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Trương Mỹ Lan bào chữa bổ sung gì?
Sáng 3/4, phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục phần tranh luận.
Đại diện Viện Kiểm sát đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư liên quan 5 vấn đề như đánh giá hậu quả vụ án, căn cứ xác định Trương Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản và đưa hối lộ, vai trò của các bị cáo khác.
Theo Viện Kiểm sát, thiệt hại của vụ án là 677.000 tỷ đồng là cơ sở đánh giá trách nhiệm hình sự của bị cáo. Thiệt hại được xác định trên cơ sở dư nợ của các khoản vay trừ đi tổng giá trị tài sản bảo đảm được phân bổ cho các khoản vay đã được Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá. Theo đó, số tiền 677.000 tỷ đồng là để quy buộc trách nhiệm đối với bà Trương Mỹ Lan.
Đại diện Viện Kiểm sát đối đáp lại nhiều vấn đề mà luật sư đưa ra tại toà. |
Đại diện Viện Kiểm sát cho biết thêm, cơ quan tố tụng không chỉ sử dụng kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân, mà còn tiến hành biện pháp khác. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, không nhất thiết phải trưng cầu hội đồng định giá trong tố tụng hình sự để xác định thiệt hại.
Về việc luật sư yêu cầu Viện Kiểm sát cho biết đã áp dụng biện pháp nào thu thập chứng cứ, xác định thiệt hại. Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị luật sư nghiên cứu Bộ luật Tố tụng hình sự, nghiên cứu hồ sơ và đối chiếu tài liệu trong vụ án.
Đối với ý kiến luật sư cho rằng, cần loại bỏ những khoản vay giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn dư nợ. Viện Kiểm sát cho hay, nguyên tắc này chỉ phù hợp với hoạt động tín dụng thông thường. Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lan đã thực hiện quy trình cho vay ngược, hợp thức các khoản vay nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của SCB. Tội phạm đã hoàn thành nên không chấp nhận quan điểm trên để giảm trách nhiệm cho các bị cáo.
Liên quan tội danh tham ô tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, tại phiên tòa các luật sư đều thống nhất đánh giá hành vi của Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã sai phạm về hoạt động ngân hàng,trong xét duyệt, cấp tín dụng. Theo đó, luật sư thống nhất với Viện Kiểm sát hành vi của bà Lan từ năm 2012 đến ngày 1/1/2018 đã phạm tội vi phạm quy định cho vay. Tuy nhiên luật sư tranh luận về tội danh tham ô tài sản của bà Lan đối với hành vi từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022.
Theo Viện Kiểm sát, hành vi của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là có tổ chức. Các bị cáo thực hiện một chuỗi sai phạm, người sau tiếp nhận sai phạm của người trước và nối tiếp những sai phạm.
Kết quả điều tra, diễn biến phiên tòa xác định bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nhờ người đứng tên sở hữu hơn 91,8% cổ phần SCB, đã vi phạm quy định luật của các tổ chức tín dụng quy định cá nhân không sở hữu quá 5% cổ phần ngân hàng để tránh thâu tóm ngân hàng. Từ đó, bà Lan đã chi phối, đưa người vào làm việc theo yêu cầu của mình, biến SCB thành công cụ tài chính.
Viện Kiểm sát xác định, bà Trương Mỹ Lan là người tổ chức, cầm đầu có hành vi chi phối HĐQT và Tổng giám đốc là những người có quyền hạn tại SCB để chiếm đoạt tiền của SCB. Căn cứ điều này, Viện Kiểm sát cho rằng, có đủ căn cứ xác định bà Trương Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản.
Viện Kiểm sát cho rằng có đủ căn cứ xác định bà Trương Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản. |
Theo Viện kiểm sát, điều 353 Bộ luật Hình sự quy định người phạm tội tham ô là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Cơ quan tố tụng đã chứng minh bà Lan tuy không giữ chức vụ, nhưng có quyền hạn cao nhất tại SCB và đã dùng quyền hạn này để chi phối hoàn toàn hoạt động của SCB, nên không có lý do nào để nói bà Lan không phải là chủ thể của tội tham ô tài sản.
Đại diện Viện Kiểm sát thông tin thêm, thực tế, bà Lan không có nhiều tài sản như bà nói, trước hợp nhất thì bà Lan có rất nhiều khoản vay tại SCB (cũ) và Ngân hàng Tín Nghĩa. Các bị cáo khác ở SCB cũng nói những khoản nợ cũ rất khó thu hồi. Ngân hàng Nhà nước đang phải gồng mình cho SCB vay để chi trả cho người dân và không biết thu hồi được không...
Trong hơn 1.000 tài sản của Trương Mỹ Lan, chỉ có khoảng 60 tài sản bị cáo mua trước năm 2012, còn lại hơn 94% tài sản còn lại bị cáo sử dụng tiền chiếm đoạt từ SCB để mua. Trương Mỹ Lan là nữ doanh nhân đầu tiên dùng thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt số tiền lớn như trên.
Về cách xác định thiệt hại vụ án, luật sư cho rằng, thiệt hại vụ án đã xảy ra ngay sau khi tội phạm hoàn thành. Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát xác định thiệt hại bằng cách lấy dư nợ của các khoản vay trừ đi tổng giá trị tài sản bảo đảm được phân bổ cho các khoản vay đã được Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá để khấu trừ để giảm trừ trách nhiệm cho các bị cáo.
Trách nhiệm bồi thường của các bị cáo trong vụ án này gắn liền với trách nhiệm của các bị cáo nên phải được giải quyết trong vụ án, không thể tách ra để giải quyết trong một vụ án dân sự khác như các.
Việc SCB tính lãi đến ngày xét xử vụ án, theo luật sư, thiệt hại vụ án được xác định là 677.000 tỷ đồng của 1.284 khoản vay. Tiền lãi tính đến ngày 5/3/2024 là 84.500 tỷ đồng. Đây là là tiền lãi phát sinh, thực tế đến nay, SCB vẫn phải trả lãi, phí cho Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng khác trên số tiền SCB bị chiếm đoạt.
Về trách nhiệm pháp nhân SCB, luật sư cho rằng, tuy có đến 45/86 bị cáo trong vụ án là người làm việc ở SCB, nhưng không thể buộc SCB phải chịu trách nhiệm. Bởi hành vi của các bị cáo này không vì lợi ích của SCB mà lại gây thiệt hại cho SCB.
Việc 45 người của SCB phạm tội trong vụ án này là nỗi đau không thể bù đắp được. Do đó, SCB cũng đã có đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho họ.