Thời sự
Nam Phi muốn bán kho sừng tê giác một tỷ USD
- 04/07/2013 14:26
Nam Phi hy vọng sẽ được bán một phần kho sừng tê giác trị giá một tỷ USD để tài trợ cho việc bảo tồn và làm bão hòa những thị trường chợ đen lớn như Trung Quốc hay Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN

Tuy nhiên các nhóm bảo tồn thiên nhiên lo ngại kế hoạch này có thể chỉ làm tăng nhu cầu ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Việt Nam. Tại các quốc gia này, sừng tê giác được săn lùng để làm thuốc truyền thống, giúp các thương lái chợ đen kiếm bộn tiền.

Bộ trưởng Môi trường Nam Phi - bà Edna Molewa cho biết Nam Phi sẽ xin phép bán một số sừng tê giác trong Hội nghị quốc tế về Buôn bán Động vật đang gặp nguy hiểm (CITES), được tổ chức năm 2016. Bà cho biết: "Nam Phi không thể tiếp tục bị uy hiếp bởi những kẻ săn lùng tê giác được nữa".

Lô sừng tê lậu bị bắt khi đang chuyển qua Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP

Nam Phi hiện là quê hương của trên 20.000 con tê giác, chiếm 73% cả thế giới. Nhưng chỉ riêng năm nay, số tê giác bị săn trộm lấy sừng ước tính lên tới 800 con. Với tốc độ đó, đến khi CITES diễn ra, số tê giác bị giết hoặc chết hàng năm sẽ vượt quá số con được sinh ra. Nam Phi cho biết sẽ kéo thêm một số nước khác trong khu vực vào kế hoạch bán sừng tê giác, nhưng không nói rõ ai là bên mua.

Trong những năm gần đây, một trong những thị trường lớn nhất cho buôn lậu sừng tê được các tổ chức quốc tế thống kê là Việt Nam. Sản phẩm này được bán tại các hiệu thuốc và trên Internet với giá khoảng 65.000 USD mỗi kg, đắt hơn cả vàng. Với giá này, kho sừng 16.400 kg của Nam Phi sẽ có giá trên một tỷ USD.

Sừng tê giác đã được người châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam dùng làm thuốc từ nhiều thế kỷ nay. Nó được nghiền nát thành bột và đựa cho là có thể chữa một loạt bệnh, như thấp khớp, gút và thậm chí là... chống quỷ ám.

Cho đến năm 2010, mới có một số ít sừng tê giác bị buôn lậu. Nhưng con số này đã tăng vọt khi có tin đồn sừng tê giác đã chữa khỏi cho một bệnh nhân ung thư ở Việt Nam.

Alona Rivord, nhân viên thuộc nhóm bảo tồn WWE International nhận định: "Nghiên cứu gần đây về hành vi khách hàng cho thấy người Việt Nam có nhu cầu tiềm ẩn về sừng tê. Chúng tôi vẫn chưa rõ liệu một nguồn cung hợp pháp và ổn định có thể thỏa mãn được nhu cầu đó hay không".

Phạm Ngọc Uyển

Tin liên quan
Tin khác