Ngân hàng - Bảo hiểm
Thời điểm vàng để ngân hàng mua lại công ty tài chính
Hà Tâm - 13/06/2014 13:47
Hai thương vụ gần đây nhất là Maritime Bank mua Công ty tài chính dệt may và VPBank mua công ty tài chính CMF thuộc Tập đoàn Vinacomin.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Vì sao Home Credit tăng trưởng chóng mặt?
Vinachem thoái vốn tại Công ty Tài chính Hóa chất
Thâu tóm công ty tài chính, nhà băng tham vọng gì?
Tài chính dệt may sẽ “về một nhà” với Maritime Bank?
   
  VPBank sắp mua lại Công ty tài chính Than - Khoáng sản  

Đúng như Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn đã thông tin, Maritime Bank đã trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty tài chính dệt may sau khi mua lại toàn bộ số cổ phần của Vinatex tại công ty này (64,1%). 

Trước đó, tại ĐHCĐ Maritime Bank diễn ra vào tháng 4/2014, lãnh đạo ngân hàng này đã úp mở việc mua lại một công ty tài chính.

Sau thương vụ của Maritime Bank, đầu tháng 6 này,, VPBank cũng đã chính thức thông báo mua lại công ty TNHH Một thành viên tài chính Than- Khoáng sản Việt Nam (CMF) từ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sau khi được Thủ tướng Chính phủ và NHNN chấp thuận về mặt nguyên tắc.

Một thương vụ nữa cũng đang được đồn đoán là SHB mua lại Côgn ty tài chính Vietel - Vinaconex. Nếu thương vụ này được "chốt" thì trong năm nay, đã có thêm 3 công ty tài chính được ngân hàng mua lại, sau trường hợp tiên phong của HDBank năm 2013 (mua lại Công ty Tài chính Việt Société Générale (SGVF).

 Theo Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), xu hướng ngân hàng thâu tóm công ty tài chính đang được thúc đẩy.

Thứ nhất, các ngân hàng muốn phát triển cơ sở khách hàng và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thông qua thâu tóm công ty tài chính. Đối tượng cho vay của các công ty tài chính khá riêng biệt, phục vụ chủ yếu các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ với các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đây là phân khúc mà các ngân hàng thương mại đang muốn đẩy mạnh và điều này có thể thực hiện được thông qua mua lại công ty tài chính. Thêm nữa, nghị định 39/2014/ NĐ-CP đã cho phép công ty tài chính được thực hiện các hoạt động ngân hàng về phát hành thẻ tín dụng, huy động vốn của các tổ chức, bảo lãnh, bao thanh toán. Theo đó, các ngân hàng có thể tận dụng kênh này để cung cấp các sản phẩm bán lẻ và tiện ích thanh toán.

Thứ hai, đây là thời điểm thích hợp cho các ngân hàng mua lại các công ty tài chính. Phía “cung” đang ở giai đoạn tăng khi các tập đoàn NN đang được yêu cầu gấp rút hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành, trong đó có phần đầu tư vào các công ty tài chính. Phía “cầu” cũng khởi sắc khi như phân tích ở trên, các ngân hàng có nhiều động lực để mua lại công ty tài chính nhằm phát triển bán lẻ và cho vay tiêu dùng.

Trước đó, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn về vấn đề này, ông Igor Prerovsky, tân Tổng giám đốc Công ty Home Credit cho rằng: "Nhiều ngân hàng bán lẻ cho rằng, họ thực hiện tốt nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ thì cũng có thể triển khai tốt dịch vụ cho vay tiêu dùng, song thực tế đây là hai lĩnh vực khác nhau".

Tin liên quan
Tin khác