Tài chính - Chứng khoán
VN-Index rộng cửa vượt 600 điểm
Phan Hằng - 14/07/2014 10:50
Trong quý III, thị trường có khả năng có thêm đợt điều chỉnh và là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư, bà Đoàn Thị Thanh Trúc, Trưởng Phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận định.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Dầu khí Sông Đà đầu tư vào KKT Nghi Sơn
HVG phát hành 12 triệu cổ phiếu trả cổ tức 10%
Quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên được khai sinh
Dòng tiền "săn" cổ phiếu đầu cơ?
   
  Thị trường có khả năng có thêm đợt điều chỉnh và đó là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư  

Trong giai đoạn điều chỉnh, VN-Index có thể xuống thấp nhất bao nhiêu điểm, và sau khi qua giai đoạn này, VN-Index có thể tăng đến đâu, thưa bà?

Diễn biến thị trường giai đoạn này sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tái cấu trúc danh mục. Sau thời gian phục hồi từ "cú shock - thông tin Biển Đông" từ giữa tháng 5 trở lại đây, biến động giá của các cổ phiếu đã thể hiện sự phân hóa.

Một số cổ phiếu đã tăng tốt và kỳ vọng tích cực về kết quả kinh doanh quý II, thậm chí cả năm, gần như đã được phản ánh hết vào giá, trong khi một số cổ phiếu khác vẫn chưa tăng nhiều, hoặc "điểm rơi" lợi nhuận không được kỳ vọng nhiều trong quý II. Vì vậy, việc chốt lời ngắn hạn và tái cơ cấu danh mục đối với các nhà đầu tư năng động là tất yếu. Theo đó, các phiên điều chỉnh là cần thiết và không đáng ngại, bởi dòng tiền sẽ dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu chứ không rút ra hay đứng ngoài thị trường.

Nếu không có thông tin bất ngờ gì về kinh tế và chính trị, các bluechips sẽ vẫn biến động zích zắc nhẹ, VN-Index vì vậy khó giảm xuống dưới 580 điểm. Với giả định thị trường sẽ phục hồi tốt sau các phiên điều chỉnh này, VN-Index hoàn toàn có thể vượt mốc 600 điểm trong lúc cao trào, tuy nhiên, số điểm phổ biến vẫn trong vùng dưới 600.

Động thái của khối ngoại trong vài phiên gần đây là bán ròng có đáng ngại không?

Trong 20 phiên gần nhất, khối ngoại chỉ bán ròng 2 phiên trên sàn HOSE. Tuy nhiên, giá trị bán ròng nhỏ, bình quân dưới 50 tỷ đồng/phiên và chỉ tập trung tại một số mã VIC (-52,7 tỷ đồng), HAG (-16 tỷ đồng), DPM(-10,1 tỷ đồng), PET (-8,9 tỷ đồng) và MSN (-7,96 tỷ đồng). Hai phiên gần đây, khối ngoại đã quay lại mua ròng. Diễn biến này khác với động thái bán trên diện rộng của khối ngoại trong tháng 3, tháng bán ròng ròng rã với tổng giá trị bán ròng lên đến 1.669 tỷ đồng. Do vậy, chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm "không lo lắng về giao dịch của khối ngoại" như trong Báo cáo chiến lược tháng 7.

Ngoài ra, TTCK Việt Nam vừa có quỹ ETF nội địa đầu tiên là VFMVN30 ra đời. Việc này có ý nghĩa về mặt niềm tin cho nhà đầu tư về sự phát triển đi lên của TTCK Việt Nam ở khía cạnh quản lý cũng như công cụ đầu tư. Thông qua VFMVN30, nhà đầu nước ngoài có thể mua các cổ phiếu hết room gián tiếp, thông qua rổ cổ phiếu của quỹ ETF này.

Vậy dòng tiền nội hay ngoại sẽ là chủ lực trong cả quý III, theo bà?

Xu hướng thị trường trong quý III sẽ từ ổn định đến tích cực, dựa trên thực tế là yếu tố vĩ mô và kết quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đều đang có dấu hiệu cải thiện. Dòng tiền trong nước vẫn sẽ tiếp tục là chủ lực, nhưng dòng tiền ngoại sẽ là đối trọng quan trọng.

Ngoài ra, theo quan điểm chủ quan, khả năng thị trường vẫn có đợt điều chỉnh tiếp theo vào khoảng cuối quý III, đầu quý IV vì mặc dù tổng thể vĩ mô vẫn ổn định, nhưng một số chỉ tiêu như tăng trưởng tín dụng, giải quyết nợ xấu và tiêu thụ nội địa có thể không làm hài lòng nhà đầu tư. Tuy vậy, đó có thể được xem là cơ hội mua tiếp theo.

Trong giai đoạn này, nhà đầu tư có thể quan tâm tới nhóm cổ phiểu ngành nào, thưa bà?

Giai đoạn vừa qua, nhà đầu tư đã và đang quan tâm đến các cổ phiếu ngành cao su chế biến, do ngành này hưởng lợi lớn từ việc giá cao su tự nhiên giảm mạnh và duy trì ở mức thấp trong thời gian qua.

Các cổ phiếu ngành dầu khí (gồm cả sản xuất dầu khí và kỹ thuật dầu khí) cũng tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng khả quan về doanh thu cũng như lợi nhuận. Trong giai đoạn Tập đoàn Dầu khí tiến hành tái cơ cấu, hầu hết các công ty trong Tập đoàn đều đang nỗ lực thể hiện "sự hiệu quả" của mình.

Các ngành xuất khẩu chính như dệt may, thủy sản (tôm) vẫn tiếp tục cho thấy hiệu quả, nhà đầu tư có thể yên tâm nắm giữ để đón chờ kết quả trong các quý tới, dự kiến còn khả quan hơn nhờ tính mùa vụ.

Bên cạnh ngành vật liệu xây dựng (sắt thép, đá, xi-măng), nhà đầu tư có thể quan tâm trở lại các công ty xây lắp. Đối với lĩnh vực cảng, dược và một số nhóm hàng tiêu dùng khác, chúng tôi đánh giá triển vọng tăng trưởng ổn định trong dài hạn, nhưng nhà đầu tư có thể xem xét triển vọng sau khi thông tin kết quả kinh doanh quý II được công bố.

Áp lực chốt lời kéo VN-Index rời mốc 585 điểm

Tuần qua, sau 3 phiên đi ngang, VN-Index  đã suy yếu trước áp lực bán chốt lời quanh ngưỡng kháng cự mạnh 600 điểm.

Tin liên quan
Tin khác