Quy hoạch mở đường cho tương lai thịnh vượng
Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được phát triển theo mô hình chuỗi kết nối trên tuyến hành lang biên giới, được chia thành 04 phân vùng. Trong đó mỗi phân vùng có một trung tâm kinh tế cửa khẩu chính, là những cực phát triển của phân vùng.
Các trung tâm của phân vùng được kết nối trực tiếp với hệ thống cửa khẩu của Trung Quốc và kết nối với trung tâm kinh tế của tỉnh (thành phố Cao Bằng), các khu vực trong và ngoài tỉnh Cao Bằng thông qua các tuyến giao thông chính: đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Quốc lộ 3, Quốc lộ 4, Quốc lộ 34.
Nút giao thương quan trọng kết nối Việt Nam - Trung Quốc. |
Cùng với dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo tiền đề để tỉnh bứt phá phát triển.
Tuyến cao tốc này sẽ giúp Cao Bằng trở thành điểm trung chuyển quan trọng nhất trên con đường giao thương từ cảng Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) qua Lạng Sơn, Cao Bằng nối đến một số điểm như thành phố Bách Sắc (Quảng Tây) - Quý Dương (Quý Châu) - thành phố Trùng Khánh - thành phố Urumqi (Tân Cương) của Trung Quốc, sau đó đến Khorgos (Kazakhastan) và tỏa đi các nước châu Âu. Tuyến đường sẽ tạo nên một hành lang kinh tế mới giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, trong đó Việt Nam là một cửa ngõ quan trọng.
Được coi là công trình giao thông trọng điểm cấp quốc gia, công tác triển khai thi công tuyến đường đang được Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Cao Bằng đặc biệt quan tâm đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu hoàn thành giai đoạn 1 năm 2025.
Thời điểm vàng để đầu tư
Ngay từ đầu năm 2023, Trung Quốc đã mở cửa biên giới với Việt Nam sau thời gian dài chống dịch Covid-19. Đây thực sự là tin vui với kinh tế cửa khẩu ở Cao Bằng. Các cửa khẩu đã khôi phục toàn bộ các hoạt động, kỳ vọng lượng hàng hóa thông quan tăng vọt trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cho phép khách du lịch theo đoàn tới Việt Nam cũng là một tín hiệu vui với những người làm du lịch, phục vụ khách du lịch ở Cao Bằng. Ngoài việc các công ty du lịch sẵn sàng các chương trình đón khách, người dân địa phương cũng dọn dẹp cửa hàng, chuẩn bị buôn bán trở lại.
Giao thương - du lịch trở lại với sức bật lớn mở ra các cơ hội cho thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường sản phẩm cho thuê và khách sạn. Dòng vốn lớn đổ về khiến các giao dịch sôi động hơn. Phân khúc bất động sản cao cấp có vị trí trung tâm, có khả năng khai thác kinh doanh - văn phòng cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.
TNR Grand Palace Cao Bằng - Dự án bất động sản cao cấp tọa lạc ngay tại mặt tiền phố đi bộ Kim Đồng. |
Trên đường hiện thực hóa mục tiêu đưa Cao Bằng trở thành trung tâm giao thương của Việt Nam - ASEAN và Tây Nam Trung Quốc, dư địa phát triển bất động sản tại đây là vô cùng lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia, Cao Bằng sẽ là “thỏi nam châm” thu hút đầu tư của thị trường bất động sản trong thời gian tới.