- Giá vàng hồi phục sau khi dữ liệu lạm phát tại Mỹ suy giảm
- GS-TS Trần Thọ Đạt: Cần gia tăng quỹ dự trữ vàng nếu muốn giữ độc quyền vàng miếng SJC
- Bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán làm nghiệp vụ, Chứng khoán Dầu khí bị xử phạt
- Trung Quốc yêu cầu hạn chế bán khống hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán
Thị trường phiên hôm qua 25/1 tiếp tục biến động trong biên độ hẹp và giảm điểm điều chỉnh phiên thứ 4, VN-Index đã quay về kiểm tra hỗ trợ 1.168 - 1.169 và có sự phục hồi nhẹ. Thanh khoản suy yếu cho thấy tâm lý nhà đầu tư gần như trạng thái đứng ngoài quan sát.
Bước vào phiên giao dịch ngày 26/1, thị trường giao dịch vẫn tương đối ảm đạm nhưng khác với các phiên trước, các chỉ số biến động có phần tích cực hơn. Tuy nhiên, lực cầu vẫn còn khá thận trọng và không diễn ra mạnh nên đà tăng của các chỉ số đều không quá mạnh. VN-Index và HNX-Index duy trì sắc xanh xuyên suốt cả phiên giao dịch là sự tích cực. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm điểm phần lớn thời gian của phiên chiều nhưng đóng cửa vẫn trong sắc xanh.
Giao dịch trên thị trường có phần tích cực hơn vào cuối phiên trước sự tích cực đến từ một số cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản, ngân hàng và thép.
Ở nhóm ngân hàng, đa số các mã đều được kéo lên mốc tham chiếu. Trong đó, ACB tăng 1,9%, HDB tăng 1,2%, BID tăng 1,1%, VCB tăng 1,1%... Chiều ngược lại, EIB là cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm ngân hàng khi giảm 1% và khớp lệnh dưới mức trung bình với hơn 11,4 triệu cổ phiếu. STB phiên này cũng đóng cửa trong sắc đỏ nhưng giảm nhẹ 0,7% và khớp lệnh 15 triệu đơn vị.
Tại nhóm bất động sản, dòng tiền chảy khá mạnh đã giúp hàng loạt cổ phiếu bứt phá, trong đó, PDR và NLG đều tăng đến 2,9%. Bên cạnh đó, các mã như VRE, TCH, DXG, CEO… cũng đều duy trì vững sắc xanh. Không chỉ các mã bất động sản nhà ở, nhóm khu công nghiệp cũng ghi nhận hàng loạt mã bứt phá. D2D được kéo lên mức giá trần 29.900 đồng/cp. SZC tăng 5,5%, SIP tăng 3,7%, NTC tăng 3,2%...
Tại nhóm chứng khoán, đa phần biến động trong biên độ hẹp, HCM là cổ phiếu chứng khoán gây bất ngờ nhất ở phiên này khi tăng 2,1% lên 26.850 đồng/cp và khớp lệnh 8,7 triệu đơn vị.
Trong nhóm VN30, sắc xanh cũng áp đảo hơn. VCB là mã tác động tốt nhất đến VN-Index khi đóng góp 1,37 điểm. BID và GVR đóng góp lần lượt 0,77 điểm và 0,54 điểm. Chiều ngược lại, các mã như SAB, MSN, GAS, MWG… giảm giá và gây áp lực đáng kể lên thị trường chung. SAB giảm mạnh 2,6% và lấy đi của VN-Index 0,47 điểm. MSN giảm 1,5% và lấy đi 0,35 điểm.
Loạt cổ phiếu ngân hàng kéo VN-Index tăng |
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,3 điểm (0,45%) lên 1.175,67 điểm. Toàn sàn có 253 mã tăng, 193 mã giảm và 129 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,91 điểm (0,4%) lên 229,43 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng, 57 mã giảm và 74 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (0,02%) lên 87,7 điểm.
Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE vẫn ở mức thấp, chưa tới 11.000 tỷ đồng. PDR là mã khớp lệnh mạnh nhất thị trường với 24,5 triệu đơn vị. SHB và STB khớp lệnh lần lượt 21,7 triệu đơn vị và 15 triệu đơn vị.
Khối ngoại tập trung mua cổ phiếu thép |
Khối ngoại phiên hôm nay mua ròng trở lại 234 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE. Ở hai sàn HNX và UPCoM mua ròng lần lượt 3 tỷ đồng và 47 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã HPG với 92 tỷ đồng. HSG và VCG được mua ròng lần lượt 82 tỷ đồng và 76 tỷ đồng. Trong khi đó, VHM bị bán ròng mạnh nhất với 108 tỷ đồng. SAB và MSN bị bán ròng lần lượt 85 tỷ đồng và 57 tỷ đồng.